Chất lượng điện áp gồm 4 chỉ tiêu cơ bản sau:
a, Độ lệch điện áp so với điện áp định mức của lưới điện
δU đ
đ 100%
U là điện áp thực tế trên cực các thiết bị dùng điện, δU phải thỏa mãn điều kiện :
δU- ≤δU ≤ δU+
δU-, δU+ là giới hạn dưới và trên độ lệch điện áp, nguyên nhân gây ra độ lệch điện áp là do tổn thất điện áp trên lưới điện, sự biến thiên theo thời gian của phụ tải điện.
Khi điện áp quá cao làm tăng dòng điện trong thiết bị dùng điện, tăng độ phát nóng làm già hóa cách điện, dẫn đến giảm tuổi thọ thiết bị dùng điện và cả thiết bị
của lưới điện. Khi điện áp giảm thấp làm giảm tuổi thọ, năng suất công tác, làm hỏng các sản phẩm… nếu thấp quá nhiều thì sẽ khiến thiết bị không làm việc được
b, Độ dao động điện áp.
Sự biến thiên nhanh của điện áp được cho bởi công thức : ΔU
đ 100%
Tốc độ biến thiên từ Umaxđến Umin không nhỏ hơn 1%/s, nguyên nhân gây ra dao động điện áp là do khởi động của các động cơ, chế độ làm việc của một số thiết bị công nghệ, đóng cắt tụ bù…
c, Độ không đối xứng.
Phụ tải các pha không đối xứng dẫn đến điện áp các pha không đối xứng, sự không đối xứng này làm giảm hiệu quả công tác và tuổi thọ thiết bị dùng điện giảm khả năng tải của lưới điện và tăng tổn thất điện năng. Để khắc phục hiện tượng này là sử dụng thiết bị cân bằng điện áp.
d, Độ không sin
Các thiết bị tiêu thụ điện có đặc tính phi tuyến làm biến dạng đường đồ thị dòng điện dẫn đến biến dạng đồ thị điện áp khiến nó không còn dạng sin nữa, xuất hiện các sóng hài bậc cao Uj, Ij. Các sóng hài bậc cao này góp phần làm giảm điện áp, tăng tổn thất trong lưới điện và thiết bị dùng điện, giảm chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của hệ thống cung cấp điện, gây nhiễu radio, tivi và các thiết bị điện tử, điều khiển khác… Biện pháp sử dụng để khắc phục là dùng các thiết bị lọc sóng bậc cao.
Trong các tiêu chuẩn chất lượng điện áp ở trên, độ lệch điện áp so với điện áp định mức là tiêu chuẩn cơ bản. Điều chỉnh độ lệch điện áp là công việc khó khăn nhất tốn kém nhất, được thực hiện đồng bộ trên toàn hệ thống điện.
X
Z
R Phương thức điều chỉnh điện áp trong lưới phân phối :
a, Điều chỉnh điện áp đầu nguồn bằng cách điều áp dưới tải tự động hoặc bằng tay ở MBA trung gian. Trong một số trường hợp cũng có thể đặt đầu phân áp cố định ở các trạm này nhưng nói chung là phải dùng máy biến áp có điều áp dưới tải.
b, Đặt đúng đầu phân áp cố định của máy biến áp phân phối để đạt được độ tăng thêm điện áp
c, Lựa chọn đúng dây dẫn để điều chỉnh tổn thất điện áp trên lưới phân phối trung và hạ áp. ΔU trên lưới trung áp và hạ áp phải nhỏ hơn tổn thất điện áp cho phép tương ứng ΔUTACP, ΔUHACP.
d, Bù công suất phản kháng ở phụ tải. e, Bù dọc trên đường dây trung áp. f, Dùng các mày điều chỉnh điện áp