Thử nghiệm chương trình ứng dụng xếp chồng bản đồ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số thuật toán xếp chồng bản đồ và ứng dụng (Trang 72 - 77)

III. CHƢƠNG 3: XẾP CHỒNG BẢN ĐỒ VỚI DỮ LIỆU ĐẤT

3.3.2.5 Thử nghiệm chương trình ứng dụng xếp chồng bản đồ

Học viên đã chọn một số tờ bản đồ địa chính số tại phương Liêm Chính, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam để thử nghiệm chức năng chuyển đổi bản đồ vào Geodatabase.

Sau đó tiến hành chuẩn hóa các tờ bản đồ theo một tiêu chuẩn thống nhất (phân lớp đối tượng) và chuẩn hóa thuộc tính (kiểu nét, fonr chữ thống nhất). Sau khi có được File bản đồ thống nhất theo một dạng lớp thống nhất tiến hành chuyển đổi vào Geodatabase thông qua chương trình. Kết quả các lớp đối tượng từ bản đồ DGN đã vào hệ thống thông tin mà chương trình thử nghiệm đã tạo ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khi hệ thống bản đồ đã được chuyển đổi vào Geodatabase, học viên đã tiến hành thử nghiệm xếp chồng bản đồ địa chính với bản đồ quy hoạch với các phép Union, Intersect, Clip và Indentity. Kết quả chương trình đã thực hiện tốt các bài toán xếp chồng bản đồ. Tại vùng quy hoạch và vùng bản đồ địa chính chồng nhau, chương trình đã tính toán thống kê tất cả các thửa đất với các yếu tố: Thửa đất, chủ sử dụng, diện tích để chiết xuất ra bảng dữ liệu để hỗ trợ ra quyết định. Ngoài chiết xuất ra màn hình, chương trình cũng chiết xuất ra bảng dữ liệu exel để người dùng biên tập lại phục vụ cho công tác quy hoạch và thu hồi đất.

Hình 3.7: Kết quả xếp chồng bản đồ kết xuất ra bảng dữ liệu thuộc tính

Qua thử nghiệm trực tiếp trên dữ liệu đầu vào. Học viên nhận thấy ứng dụng xếp chồng bản đồ để giải bài toán về quy hoạch, thu hồi đất đai đã cho kết quả rất tốt, đặc biệt là về mặt thời gian để có phương án hỗ trợ nhà quản lý đưa ra phương án tối ưu. Thông thường, trước đây để giải quyết bài toán này các nhà quản lý căn cứ vào các phương án dự kiến để giao cho cơ quan chuyên môn đo đạc, tính toán các số liệu về tổng số thửa đất, diện tích… được dự kiến có thể bị thu hồi để có thể quy hoạch hay triển khai dự án công trình phát triển kinh tế xã hội. Để có một phương án tối ưu, cần tính toán xác định một vài phương án để xét chọn, việc này thường mất khá nhiều thời gian và các chi phí phát sinh. Các nhà quản lý và nhà đầu tư cần một khoảng thời gian trễ nhất định cho các kỹ thuật viên tính toán để có câu trả lời thỏa đáng. Tuy nhiên, với phương án xếp chồng bản đồ trên GIS được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ứng dụng và thực nghiệm thì câu trả lời cho nhà quản lý, nhà đầu tư là rất ngắn (thậm chí có thể trả lời trong cuộc họp).

Trong thời gian tới với việc hệ thống bản đồ được hoàn thiện, đủ số lượng và đảm bảo biên tập đúng các chuẩn cùng với bộ công cụ hỗ trợ xếp chồng bản đồ nêu ở trên được thiện thêm về giao diện, tính năng học viên hy vọng công tác quy hoạch, thu hồi đất ở địa phương được dễ dàng, nhanh chóng và đảm bảo độ chính xác đáp ứng tính khách quan, minh bạch trong quản lý đất đai ở địa phương.

KẾT LUẬN

Luận văn đã thực hiện được các công việc sau: - Nghiên cứu tổng quan về Hệ thống thông tin địa lý.

- Nghiên cứu một số thuật toán xếp chồng bản đồ và ứng dụng.

- Nghiên cứu tổng quan về khu vực thủ nghiệm. Khảo sát một số nguồn dữ liệu đầu vào hiện có ở địa phương công tác.

- Xây dựng bộ công cụ xếp chồng bản đồ trên nền AcrGis để thử nghiệm bài toán quy hoạch, thu hồi đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tuy nhiên, dữ liệu sử dụng để đưa vào ứng dụng chưa nhiều do điều kiện đặc thù ở đại phương chủ yếu dữ liệu ở dạng DGN và chưa được chuẩn hóa nên cần có nhiều thời gian để chuẩn hóa và chuyển đổi.

Những đóng góp chính của luận văn, gồm:

- Phân tích, đánh giá tình hình dữ liệu bản đồ ở địa phương và đề xuất giải pháp ứng dụng GIS vào việc sử dụng hiệu quả nguồn dữ liệu bản đồ hiện có.

- Xây dựng, cài đặt và thử nghiệm bài toán quy hoạch, thu hồi đất trên cơ sở xếp chồng hai lớp bản đồ địa chính và quy hoạch sử dụng đất.

- Đề xuất phương pháp xử lý, sử dụng bản đồ để giải bài toán hỗ trợ ra quyết định.

Hướng phát triển tiếp theo của luận văn:

- Hướng tiếp theo của luận văn có thể mở rộng sang áp dụng xếp chồng bản đồ với phép toán khác để giải bài toán xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính.

- Có thể mở rộng ứng dụng để tiếp nhận dữ liệu dữ liệu bản đồ đầu vào là ảnh viễn thám, ảnh hàng không để hiện chỉnh bản đồ địa chính.

Tóm lại:

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài đã tập trung xem xét các khía cạnh kỹ thuật và khả năng ứng dụng GIS để quản lý, khai thác hiệu quả bản đồ địa chính qua đó rút ra những kinh nghiệm để từ đó góp thêm ý kiến làm rõ những lợi ích trong ứng dụng GIS vào quản lý và sử dụng bản đồ địa chính nói riêng và bản đồ địa lý nói chung. Đồng thời cũng xây dựng một công cụ hỗ trợ việc chuyển đổi bản đồ vào GIS, công cụ xếp chồng bản đồ trên nền ArcGis phục vụ công tác quy hoạch, thu hồi, giải phóng mặt bằng đất đai…

Qua kết quả thu được, hiện tại đề tài đã giải quyết được một số công việc về chuyên môn, giúp các nhà quản lý ở địa phương có thể ra các quyết định về đầu tư, thu hồi, giải phóng đất đai rất nhanh chóng, hiệu quả, giảm rất nhiều thời gian chờ đợi (từ vài tuần xuống chỉ còn vài giờ hay ngay tại hội nghị).Trong thời gian tới với bộ công cụ sẽ được hoàn thiện hơn việc xếp chồng bản đồ trên nền GIS hi vọng sẽ được các nhà quản lý quan tâm đầu tư kinh phí để phát triển và ứng dụng thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

công không chỉ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường mà còn trong các hoạt động của mọi mặt kinh tế - xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Cục Thống kê tỉnh Hà Nam, Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2011, Nhà xuất bản thống kê, 2012.

[2] Đặng Văn Đức, Hệ thống thông tin địa lý, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2001.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

[3] Rigaux P, M. Scholl and A. Voisard, Spatial Databases with Application to GIS, Academic Press, 2002.

[4] Smid, Michiel (2003), Computing intersections in a set of line segments: the Bentley–Ottmann algorithm.

[5] Satish Puri, Dinesh Agarwal, Map Reduce algorithms for GIS Polygonal Overlay Processing, Georgia State University, USA, 2012.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số thuật toán xếp chồng bản đồ và ứng dụng (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)