Địa hình địa mạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số thuật toán xếp chồng bản đồ và ứng dụng (Trang 48 - 49)

III. CHƢƠNG 3: XẾP CHỒNG BẢN ĐỒ VỚI DỮ LIỆU ĐẤT

3.1.1.2.Địa hình địa mạo

Hà Nam là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nhưng có địa hình đa dạng có núi đồi, đồng bằng cao, vùng đồng bằng trũng, địa hình có 3 vùng rõ rệt.

Vùng núi đồi tây sông Đáy

Đây là khu vực đồi núi có địa hình bị chia cắt mạnh, núi đá có độ dốc cao xen kẽ là các thung lũng nhỏ và các đồi sa thạch, phiến thạch nằm trên địa bàn hai huyện Kim Bảng và Thanh Liêm. Diện tích vùng khoảng 19.000 ha. Đặc điểm nổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bật của vùng là núi đá vôi chiếm diện tích lớn khoảng 41%, đất sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 33% diện tích vùng. Trong vùng tập trung các cơ sở khai thác khoáng sản, chế biến vật liệu xây dựng (Các nhà máy xi măng, cơ sở chế biến đá xây dựng).

Vùng đồng bằng cao:

Diện tích khoảng 22.000 ha, trong đó diện tích canh tác khoảng 15.000 ha. Bao gồm đất đai của huyện Duy Tiên và phần còn lại của huyện Kim Bảng. Địa hình ở đây có dạng vàn, vàn cao, tương đối bằng phẳng không có vùng trũng điển hình. Với địa hình ở đây có khả năng gieo trồng nhiều loại cây trồng đặc biệt là cây vụ đông.

Vùng đồng bằng trũng

Diện tích khoảng 43.000 ha, trong đó có khoảng 26.000 ha đất canh tác. Gồm đất đai của các huyện Bình Lục, Lý Nhân, phần còn lại của huyện Thanh Liêm. Đây là vùng đồng bằng trũng điển hình của vùng đồng bằng sông Hồng. Trước đây chỉ cấy được một vụ lúa chiêm nay nhờ công tác thuỷ lợi ngày một hoàn thiện, chủ động được tưới tiêu nên đã gieo trồng được 2 vụ /năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số thuật toán xếp chồng bản đồ và ứng dụng (Trang 48 - 49)