1. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp:
Hiện trạng đất sản xuất nông nghiệp năm 2015 là 73,27 ha, quy hoạch đến năm 2020 là 79,16 ha, tăng 5,89 ha; cụ thể như sau:
- Đất trồng lúa nước: Diện tích 6,11 ha, giảm 14,4ha so với năm 2015, do chuyển sang đất phát triển hạ tầng.
- Đất trồng cây hàng năm khác: Diện tích 28,52ha, giảm 16,17ha so với năm 2015, do chuyển sang đất phi nông nghiệp.
- Đất trồng cây lâu năm: Diện tích 8,07ha, giữ nguyên so với năm 2015.
- Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích 36,46 ha, tăng 36,46 ha so với năm 2015, do chuyển từ đất mặt nước (quy hoạch khu nuôi trồng thủy sản).
Bảng 22. Quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp:
TT CHỈ TIÊU Mã Năm 2015 Năm 2020 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 73,27 100 79,16 100
1 Đất lúa nước LUA 20,51 27,99 6,11 7,72
2 Đất trồng cây hàng năm HNK 44,69 60,99 28,52 36,03 3 Đất trồng cây lâu năm CLN 8,07 11,01 8,07 10,19 4 Đất nuôi trồng thủy sản NTS - - 36,46 46,06
Hình 2.1
2. Quy hoạch sản xuất nông, ngư nghiệp:
Do nhu cầu đô thị hóa, diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm nhiều so với hiện trạng năm 2015, quy hoạch sản xuất nông nghiệp chỉ mang tính bổ trợ, nhằm mục tiêu tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn VSTP phục vụ tiêu dùng là chính. Do đó, nội dung quy hoạch được khuyến nghị như sau:
2.1. Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu (theo giá trị sản xuất):
a) Tốc độ tăng trưởng: Giá trị sản xuất nông nghiệp tại thời điểm năm 2015 đạt 326.812 triệu đồng, đến năm 2020 đạt 448.392 triệu đồng, tăng bình quân 6,53%/năm; trong đó: trồng trọt giảm bình quân 5,02%/năm; chăn nuôi tăng bình quân 7,82%/năm; thủy sản tang 6,87%/năm.
b) Chuyển dịch cơ cấu: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chuyển dịch như sau:
- Trồng trọt: năm 2015 là 4,1%, đến năm 2020 là 2,31%; giảm 1,79% do quá trình đô thị hóa tang nhanh, đất sản xuất nông nghiệp cạn kiệt ảnh không nhỏ đến sản xuất trồng trọt của xã.
- Chăn nuôi: năm 2015 là 30,7%, đến năm 2020 là 32,7%; tăng 0,33% do tăng chất lượng đàn vật nuôi và năng suất chăn nuôi.
- Thủy sản: năm 2015 là 90,59%, đến năm 2020 là 92,05% tăng 1,46% do đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản kết hợp với việc củng cố phát triển đồng bộ công nghiệp cơ khí, đóng, sửa tàu cá; sản xuất phụ, xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.
2.2. Sản xuất lương thực:
Củng cố phát triển trồng lúa tại các xứ đồng: đồng Bà Ba, đồng Vĩnh Thọ.
Bảng 23. Quy hoạch sản xuất lúa
TT Xứ đồng năm 2015HT năm 2020QH Tăng (+), Giảm (-)
1 Đồng Bà Ba 4,03 3,53 -0,50 2 Đồng Vĩnh Thọ 4,90 2,58 -2,32 3 Đồng Nam Cổ Lũy 1,54 0 -1,54 4 Đồng Bắc Cổ Lũy 9,56 0 -9,56 5 Diện tích rải rác 0,48 0 -0,48 Tổng cộng 20,51 6,11 -14,4
- Bố trí sản xuất 02 vụ/năm (Đông Xuân và Hè Thu); sử dụng các lúa trung và ngắn ngày năng suất, chất lượng cao theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp để sản xuất.
- Thực hiện quy trình sản xuất lúa như sau:
+ Sản xuất sạch: Không thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học.
+ Sản xuất lúa hữu cơ: Sử dụng giống lúa chất lượng cao và hạt giống thuần không sử dụng giống biến đổi gen (GMO). Tuân thủ cam kết liên tục cải thiện chất lượng đất bằng áp dụng phân hữu cơ được phép sử dụng và áp dụng một loạt các biện pháp tự nhiên và sinh học để giảm thiểu tác động của sâu bệnh và cỏ dại mà không cần đến thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu hóa học.
- Sản phẩm lúa làm ra sử dụng vào mục đích tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu vật chất ngày càng cao của nhân dân địa phương.
2.3. Sản xuất thực phẩm: Khuyến cáo nhân dân, tận dụng tối đa diện tích đất sản xuất sản xuất nông nghiệp hiện có để triển khai các loại hình sản xuất, mô hình sinh kế phù hợp với điều kiện của nông hộ, nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống; tránh trường hợp bỏ hoang, lãng phí sử dụng đất. Trong đó, cần tập trung khuyến cáo thực hiện các mô hình sản xuất theo mô hình kinh tế ven đô như sau:
- Mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao.
- Mô hình chăn nuôi gà thịt, gà trứng an toàn dịch bệnh. - Mô hình trồng rau an toàn quy mô nông hộ.
- Mô hình trồng nấm thực phẩm.
2.4. Sản xuất nuôi trồng thủy sản:
a) Định hướng chung: Đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản là mũi nhọn của sản xuất ngành nông nghiệp xã Nghĩa Phú, là nguồn thu nhập chính của nhân dân, định hướng phát triển theo hướng nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ tập trung chuyên canh hàng hóa; đầu tư cơ sở phục vụ tập kết, chế biến thủy hải sản, các công tác dịch vụ hậu cần nghề cá, cơ sở đóng tàu, cung cấp máy móc, ngư lưới cụ; bến bãi neo đậu tàu thuyền phục vụ nghề biển.
b) Quy hoạch vùng sản xuất: quy hoạch khu nuôi trồng thủy sản 36,46ha tại xứ đồng Gò Già; chi tiết vùng nuôi bố trí như sau:
- Diện tích ao nuôi: 20,05ha;
- Diện tích ao lắng và xử lý nước: 7,29ha; - Hệ thống hạ tầng: 9,12ha.
Bảng 24. Quy hoạch khu nuôi trồng thủy sản tập trung
Nội dung
quy hoạch Địa điểm
Diện tích (ha)
Đối
tượng Diện tích chiếm đất (ha)
Nuôi trồng thủy sản Đồng Gò Già 36,46 Nuôi trồng thủy sản Diện tích ao nuôi (50-60%) Ao lắng và xử lý nước (20-30%) Kênh mương và hạ tầng khu nuôi (10-20%) Tổng 36,46 20,05 7,29 9,12
Hình 2.2
Hình 2.3
c) Nội dung thực hiện:
- Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng:
+ Hoàn thiện hệ thống điện, thủy lợi, giao thông nội đồng cho vùng quy hoạch. + Xây dựng bể chứa, khu xử lý chất thải đồng nuôi.
+ Xây dựng các hạng mục hạ tầng cơ sở cần thiết cho sản xuất nuôi trồng thủy sản, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ như: tiếp nhận quy trình, công nghệ sản xuất giống mới, tiên tiến từ các Viện, Trường, Trung tâm Khuyến ngư.
- Đầu tư khoa học công nghệ và khuyến nông:
+ Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đặc biệt là phải ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu các đề tài ứng dụng gắn liền với sản xuất và áp dụng các khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới. Các hướng đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ là:
++ Tăng cường liên hệ với các Viện, Trường trong ngành để nhận chuyển giao các qui trình nuôi, qui trình sản xuất giống đối với từng đối tượng thủy sản; đẩy mạnh du nhập các công nghệ chế biến thủy sản tiên tiến của thế giới, nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo vệ sinh thực phẩm, tiết kiệm nguyên nhiên liệu.
++ Nghiên cứu cải tiến ngư cụ và phương pháp khai thác phù hợp với từng thủy vực và từng đối tượng nhằm khai thác có chọn lọc, duy trì tái tạo nguồn lợi thủy sản, nhằm phát triển bền vững.
++ Phát triển vật liệu mới thay thế gỗ trong đóng sửa tàu thuyền nghề cá (composit, hợp kim nhôm…). Lắp đặt các máy làm lạnh có công suất nhỏ trên các tàu thuyền khai thác và tại các khâu thu mua, vận chuyển, bảo quản sản phẩm khai thác.
++ Đẩy mạnh công tác khuyến ngư, hoạt động thông tin khoa học - kỹ thuật, thương mại chuyên ngành để hỗ trợ các thành phần kinh tế về khoa học, công nghệ, thị trường, định hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
+ Đầu tư đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nông dân về kỹ thuật sản xuất nuôi trồng thủy sản.
- Đầu tư sản xuất, chế biến và tiêu thụ:
+ Đầu tư nâng cấp khu dịch vụ hậu cần nghề cá, các dịch vụ chế biến tiêu thụ sản phẩm đảm bảo vệ sinh môi trường và ATTP;
+ Hỗ trợ hình thành Tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, khắc phục tình trạng sản xuất tiêu thụ nhỏ lẻ thiếu gắn kết, nhằm phát huy tốt các nguồn lực xã hội gắn với tổ chức sản xuất và thị trường, thông qua phương thức tạo cơ hội, trao quyền gắn với hỗ trợ của nhà nước, tạo nguồn lực cho kinh tế hộ phát triển.
+ Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường quảng bá sản phẩm thế mạnh của địa phương trên các phương tiên thông tin đại chúng; xây dựng các chính sách nhằm tạo lập các chuỗi giá trị bền vững cho các sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất có thể tham gia một cách tích cực, bền vững.