1. Về sử dụng đất nông nghiệp:
Dự kiến đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp là 79,16 ha, chiếm 19,51% diện tích đất tự nhiên; tăng 5,89 ha so với năm 2015;cụ thể như sau
- Đất lúa nước: 6,11ha; giảm 14,4 ha so với năm 2015.
- Đất trồng cây hàng năm còn lại: 28,52ha; giảm 16,17 ha so với năm 2015. - Đất trồng cây lâu năm: 8,07ha; giữ nguyên so với năm 2015.
- Đất nuôi trồng thủy sản: 36,46 ha; tăng 36,46 ha so với năm 2015 (quy hoạch khu nuôi trồng thủy sản).
Để đáp ứng quỹ đất cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, dự kiến đến năm 2020 sẽ chuyển 30,57ha đất sản xuất nông nghiệp sang đất hạ tầng và đất ở. Để bổ sung vào quỹ đất nông nghiệp bị chu chuyển, dự kiến sẽ chuyển 36,46 ha đất mặt nước thành đất nuôi trồng thủy sản tập trung.
Cùng với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, để bù lại sự thu hẹp quy mô đất sản xuất nông nghiệp, đòi hỏi việc khai thác sử dụng đất một cách có hiệu quả, hướng mạnh tới thâm canh, tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
2. Về dân số, lao động, việc làm:
2.1. Dân số: Năm 2015, dân số xã Nghĩa Phú là 6.177 người (1.704 hộ). Dự báo trong kỳ quy hoạch tỷ lệ tăng dân số bình quân tự nhiên 0,52% năm, cùng với sự gia tăng cơ học đột biến 2,29% do quá trình đô thị hóa, các dự án quy hoạch khu dân cư kéo theo một lượng lớn dân cư từ nơi khác chuyển đến; đến năm 2020 dân số Nghĩa Phú là 7.058 người (1.946 hộ).
Bảng 17. Biến động dân số trong kỳ quy hoạch
TT Thôn HộNăm 2015Người HộNăm 2020Người
1 Cổ Lũy Bắc Vĩnh Thọ 397 1.389 473 1.665
2 Thanh An Phú Thọ 519 1.761 533 1.807
3 Cổ Lũy Làng Cá 284 1.093 357 1.361
Tổng cộng 1.704 6.177 1.946 7.058
2.2. Lao động và việc làm:
- Lao động trong độ tuổi đến năm 2020 là 4.235 người, chiếm 60%; trong đó: - Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp: 635 người, chiếm 15%
- Lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp: 3.600 người, chiếm 85% . - Lao động qua đào tạo nghề: 2.117 người, chiếm 50% .
- Lao động có việc làm thường xuyên trong tất cả các lĩnh vực từ 95% trở lên.
Bảng 18. Lao động trong kỳ quy hoạch
TT Thôn Năm 2015 Năm 2020
Người % Người %
1 Lao động trong độ tuổi 3.636 58,86 4.235 60 2 LĐ trong các ngành KT 3.636 100 4.235 100
Nông nghiệp 1.073 29,5 635 15
Phi nông nghiệp 2.563 69,5 3.600 85
3 Lao động đào tạo nghề 1.636 45 2.117 50
4
Lao động có việc làm thường xuyên trong tất cả các lĩnh vực (≥90%)
3.272 90 4.023 95
3. Về nhu cầu an ninh lương thực:
Căn cứ vào thực trạng phát triển dân số của xã, các tiêu chí cân đối nhu cầu lương thực của Chương trình an ninh lương thực Quốc gia, có thể dự báo nhu cầu lương thực, thực phẩm trên địa bàn xã qua các giai đoạn như sau:
3.1. Dự báo nhu cầu lượng thực: Năm 2020, nhu cầu lương thực khoảng 741,09 tấn; trong đó: để ăn 705,8 tấn, dự phòng 35,29 tấn.
Bảng 19. Tổng hợp nhu cầu lương thực
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020 Ghi chú
Dân số Người 7.058
Ăn (100kg/người/năm) Tấn 705,8
Dự phòng (5%) Tấn 35,29
TỔNG NHU CẦU Tấn 741,09
Ghi chú: Tỷ lệ % được tính so với nhu cầu lương thực để ăn.
3.2. Dự báo nhu cầu thực phẩm: Năm 2020, nhu cầu thực phẩm rau, quả các loại 1.129,28 tấn; thịt các loại 197,62 tấn. Bảng 20. Tổng hợp nhu cầu thực phẩm Chỉ tiêu Năm 2020 Ghi chú Bq/người/năm (kg) Tổng nhu cầu (tấn)
Rau, quả các loại 120 846,96 Không tính các loại quả
Thịt các loại 45 317,61
Thịt bò 6 42,35
Thịt heo 31 218,80
Thịt gia cầm 8 56,46
3.3. Khả năng cân đối các loại lương thực, thực phẩm chính:
- Do tính chất đặc thù của địa phương, loại hình kinh tế chủ yếu là đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản kết hợp thương mại - dịch vụ; ngoài sản xuất lương thực, thực phẩm không phát triển buột phải nhập từ nơi khác đến.
Bảng 21. Dự báo sản lượng và khả năng cân đối
TT Tên loại Sản lượng (tấn) Nhu cầu sử dụng(tấn) (thừa +, thiếu -)Cân đối
1 Lương thực 705,8 -705,8
2 Rau thực phẩm 846,96 -846,96
4. Dự báo về thị trường tiêu thụ một số nông sản hàng hoa chủ yếu:
- Lương thực, rau thực phẩm: Nhu cầu lương thực, rau thực phẩm tại địa phương “cầu vượt cung” do khoảng thiếu hụt lượng thực hàng năm khoảng 705,8 tấn lương thực và 846,96 tấn rau thực phẩm, lương thực và rau thực phẩm thiếu này sẽ được trao đổi, giao dịch với các địa phương lân cận. Đây là yếu tố thuận lợi để xem xét hình thành các cửa hàng, đại lý cung cấp phục vụ nhu cầu nhân dân trong vùng, tạo việc làm cho lao động.
- Thịt các loại: Cùng với thị trường lương thực, rau thực phẩm, sản lượng thịt thiếu hụt hàng năm khoảng 176,86 tấn, lượng thịt thiếu này sẽ được trao đổi, giao dịch với các địa phương lân cận.
5. Dự báo biến đổi khí hậu tác động đến phát triển sản xuất nông nghiệp:
Biến đổi khí hậu cùng với sự gia tăng của nhiệt độ toàn cầu là những biến động mạnh mẽ của lượng mưa và sự gia tăng của hiện tượng khí hậu, thời tiết như: lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng,... trở thành mối đe doạ thường trực đối với sản xuất và đời sống con người. Nghĩa Phú nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tác động của biến đổi khí hậu có khả năng xảy ra các nguy cơ sau:
- Hiện tượng mưa lớn bất thường gây lũ lụt làm sạt lỡ đất bờ sông ngày càng nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân tại thôn Cổ lũy Nam, Cổ Lũy Làng Cá.
- Tình trạng khô hạn thiếu nước tưới sẽ làm cho năng suất cây trồng giảm và có thể gây thiệt hại toàn bộ các loại cây trồng và làm giảm năng suất, hiệu quả chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
- Những tác động của thời tiết như: không khí lạnh, dông, bão, lốc xoáy,...cũng làm thiệt hại đến các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản và gia tăng dịch bệnh.