Về phương diện tính toán ĐTC, sơ đồ CCĐ cho các phụ tải thuộc lộ 371E7.5 huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La có dạng phức tạp, với số lượng khá lớn các TBPĐ được sử dụng (chủ yếu là DCL). Lưới cũng có khả năng nhận điện từ các lộ bên cạnh khi sự cố (tương đương NDP). Trong chương 1 cũng đã phân tích tình huống sự cố nặng nề nhất cần huy động NDP từ các lộ bên cạnh, kết quả cho thấy ở chế độ này lưới điện có thể hoạt động bình thường, trong khi các NDP vẫn đủ công suất. Công suất trên các mạch đường dây đều trong phạm vi mang tải cho phép. Nói khác đi, về phương diện tính toán ĐTC CCĐ bài toán thuộc về trường hợp sơ đồ phức tạp có nhiều NDP với công suất nguồn không bị hạn chế. Trong điều kiện này chương trình tính toán Reliable xây dựng được theo phương pháp đồ thị giải tích như giới thiệu trong chương 3 là hoàn toàn phù hợp để tính toán. Đặc biệt trong trường hợp này số lượng khu vực khá lớn, rất khó có thể thực hiện tính toán bằng tay.
Các chi tiêu ĐTC cần được tính toán bao gồm:
- Thời gian ngừng điện trung bình (SAIDI) phụ tải các khu vực [h/năm]; - Điện năng mất trung bình hàng năm tính cho các khu vực có tải [kWh/năm]; - Độ đảm bảo CCĐ (ASAI) cho phụ tải các khu vực [%];
Các chỉ tiêu trên cũng được tính trung bình cho toàn lưới đang xét.
Để sử dụng chương trình cần có bước chuẩn bị số liệu đầu vào: phân chia khu vực, thiết lập các ma trận cấu trúc, xác định các số liệu về cường độ hỏng hóc đẳng trị các khu vực, thời gian phục hồi mỗi lần khu vực bị sự cố, số lần và thời gian ngừng điện công tác hàng năm.
Để so sánh hiệu quả của việc sử dụng NDP, nội dung tính toán được thực hiện cho 2 trường hợp: không xét NDP và có xét đến cả 2 NDP từ 2 lộ bên cạnh.
66