Các biện pháp thực hiện để nâng cao độ tin cậy hệ thống điện

Một phần của tài liệu ính toán phân tích hiện trạng lưới điện trung áp huyện phù yên tỉnh sơn la và đánh giá độ tin cậy cung cấp điện của xuất tuyến 371 trạm biến áp e17 5 (Trang 35 - 37)

2.2.3.1. Nâng cao năng lực các phần tử

- Mỗi phần tử trong hệ thống điện có một khả năng truyền tải công suất nhất định, để nâng cao năng lực của hệ thống thì ta cần nâng cao năng lực phần tử có khả năng tải thấp.

- Nếu phần tử ”yếu” ở trong hệ thống điện là máy biến áp chẳng hạn, ta có thể tăng khả năng truyền tải bằng cách nâng công suất của máy biến áp. Nếu nó là đường dây thì ta nâng tải bằng cách tăng tiết diện dây hoặc mắc thêm dây song song. Trường hợp phần tử ”yếu” trong hệ thống là MC, dao cách ly hay aptomat, biện pháp nâng cao năng lực thông qua của các phần tử này là chọn các thiết bị có dòng cho phép cao hơn...

2.2.3.2. Tăng mức độ dự phòng cho cấu trúc lưới

Để tăng ĐTC CCĐ, chẳng hạn theo chỉ tiêu giảm xác suất hỏng hóc của hệ thống điện để tạo ra độ dôi dư về cấu trúc điện. HTĐ này gọi là HTĐ dự phòng.

2.2.3.3 Theo phương pháp đấu nối

- Dự phòng cố định: các phần tử điện dự phòng được nối song song cố định với các phần tử điện làm việc trong suốt thời gian công tác của hệ thống điện. Tất cả các phần tử được nối cố định, phần tử bị hỏng hóc xem như là được tự động ngắt ra khỏi hệ thống. Nhược điểm của phương pháp này là các phần tử dự phòng sẽ bị hao mòn vì phải chịu tác động của tải cho dù có thể ít hơn trong suốt quá trình làm việc.

- Dự phòng thay thế: khi xảy ra hư hỏng, phần tử điện làm việc bị hỏng sẽ được cắt ra và thay vào phần tử điện dự phòng. Thao tác này có thể tự động hoặc bằng tay. Trước khi được đưa vào làm việc, các phần tử dự phòng có thể ở trạng thái mang tải nhẹ hoặc không mang tải để bảo toàn năng lực của phần tử dự phòng và nâng cao độ tin cậy của hệ thống điện.

34

2.2.3.4. Theo chế độ là làm việc của các phần tử dự phòng trước khi đưa vào thay thế cho phần tử chính

- Dự phòng mang tải: phần tử điện dự phòng làm việc trong cùng một chế độ với phần tử chính không phụ thuộc vào thời điểm đưa phẩn tử dự phòng vào làm việc.

- Dự phòng mang tải nhẹ: các phần tử dự phòng trước khi được đưa vào thay thế cho các phần tử chính có mang tải, nhưng tải này yếu hơn tải của các phần tử chính. Độ tin cậy của phần tử dự phòng ở trạng thái mang tải nhẹ này có độ tin cậy cao hơn độ tin cậy của phần tử chính.

- Dự phòng không mang tải: các phần tử dự phòng được tách ra khỏi hệ thống cho đến khi được đưa vào thay thế cho phần tử chính.

Nội dung bài toán giải tích ĐTC là tính các chỉ tiêu ĐTC của 1 bộ phận nào đó của hệ thống điện từ các thông số ĐTC của các PT của nó. Trong đó, các chỉ tiêu đánh giá ĐTC bao giờ cũng gắn liền với tiêu chuẩn hỏng hóc do người phân tích đặt ra (ví dụ như tiêu chuẩn ĐTC của lưới điện có thể là thời gian phụ tải mất điện, điện áp thấp hơn giá trị cho phép,v.v.. ). Các yếu tố đầu vào chính là các yếu tố ảnh ĐTC hệ thống điện. Việc tính đến tất cả các yếu tố là rất phức tạp nên tùy theo từng phương pháp tính mà một số yếu tố được bỏ qua hoặc đơn giản hóa.

Hiện nay vấn đề bài toán độ tin cậy được chú ý hơn rất nhiều, vì lí do tổn thất kinh tế nên các phụ tải ngày càng có yêu cầu cao về chất lượng điện năng và cần được cung cấp từ ít nhất 2 nguồn theo sơ đồ lưới kín vận hành hở, thậm chí sử dụng thêm NDP.

ĐTC CCĐ cung cấp cho mỗi phụ tải không giống nhau và phụ thuộc nhiều yếu tố: - Vị trí phụ tải

- Cấu trúc LĐPP - Thiết bị đóng cắt

- Giới hạn nguồn cấp, NDP địa phương - Thời điểm, loại hình sự cố

Nội dung nghiên cứu đề cập đến vấn đề nghiên cứu phương pháp tính toán ĐTCCCĐ và đánh giá chung cho toàn lưới có xét đến các yếu tố nêu trên. Lĩnh vực nghiên cứu tính toán ĐTC đối với HTĐ bao hàm những nội dung rất đa dạng, với những mục tiêu khác nhau: ĐTC nguồn điện, ĐTC lưới truyền tải, ĐTC LĐPP, ĐTC hệ thống bảo vệ và điều khiển, ĐTC đảm bảo CCĐ cho phụ tải... Đề tài luận văn quan tâm chủ yếu các vấn đề liên quan đến bài toán tính toán ĐTC cũng tập trung chủ yếu vào LĐPP.

35

2.2.3.5. Biện pháp nâng cao độ tin cậy

Trong phạm vi luận văn, biện pháp sử dụng các TBPĐ như MC, DCL được xem xét nghiên cứu để nâng cao ĐTC của LĐPP. Đối với LĐPP hiện nay, các TBPĐ được sử dụng phổ biến với mục đích cách ly sự cố, đảm bảo công tác vận hành, duy tu, bảo dưỡng, thay thế thiết bị, việc bố trí TBPĐ nhằm mục đích nâng cao ĐTC. Luận văn đưa thông tin về ảnh hưởng của TBPĐ (MC, DCL) vào trong công thức tính toán nhằm làm rõ ảnh hưởng của các TBPĐ. Phương pháp sẽ cho phép xem xét hiệu quả việc nâng cấp TBPĐ (thay DCL thường bằng DCL tự động hoặc MC). Ngoài ra, việc tận dụng khả năng CCĐ từ các lộ bên cạnh trong tình huống sự cố có ý nghĩa hết sức quan trọng. Luận văn tính toán và so sánh ĐTC CCĐ cho các phụ tải trong trường hợp có và không xét NDP.

Một phần của tài liệu ính toán phân tích hiện trạng lưới điện trung áp huyện phù yên tỉnh sơn la và đánh giá độ tin cậy cung cấp điện của xuất tuyến 371 trạm biến áp e17 5 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)