Kết luận chương

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc tính mômen của động cơ điện dung (Trang 114 - 115)

1 d b db db

5.9. Kết luận chương

Qua các kết quả phân tích mô phỏng đặc tính mômen của động cơ 750W theo các số liệu thiết kếở chương 4 ta có thểđưa ra một số kết luận như sau.

1. Khi động cơ làm việc với tụ Clv=24µF, tại hệ số trượt định mức mômen ngược của động cơ gần bằng không và mômen ngược lớn nhất lúc động cơ khởi động dẫn đến mômen khởi động rất nhỏ (khoảng 0,25Mđm). 2. Khi mắc các tụđiện khác nhau vào động cơ, động cơ sẽ cho mômen mở

máy khác nhau, mômen mở máy sẽđạt cực đại khi mắc tụ C0=165µF. 3. Luôn có thể tìm được hai giá trị của tụ điện là C1<C0<C2 khi mắc vào

động cơ động cơ có cùng mômen mở máy. Với bội số mômen mở máy theo yêu cầu là mmở=2,2 ta tìm được hai tụ khởi động thoả mãn được yêu cầu là Ck1 = 84 µF và Ck2 = 232 µF. Để lựa chọn một trong hai tụ

làm tụ khởi động cho động cơ có thể căn cứ theo yêu cầu về kinh tế và yêu cầu về độ tin cậy khi làm việc, nếu chọn tụ Ck1 sẽ rẻ hơn tụ Ck2

nhưng nếu chọn tụ Ck2 sẽ có độ tin cậy cao hơn tụ Ck1.

4. Đặc tính khởi động của động cơ trong trường hợp mắc tụ Ck1 và Ck2

khác nhau rất nhiều trong đó có hai điểm đặc biệt là đặc tính khởi động

ứng với tụ Ck1 cao hơn so với đặc tính khởi động ứng với tụ Ck2 và tại hệ

số trượt định mức mômen của động cơ khi mắc Ck1 lớn hơn mômen định mức còn khi mắc với tụ Ck2 mômen của động cơ nhỏ hơn không.

5. Khi khảo sát họ đặc tính mômen ta thấy hình dạng của đường đặc tính phụ thuộc rất nhiều vào giá trị của tụ điện mắc vào pha B trong đó khi tăng giá trị của tụđiện mômen mở máy và mômen cực đại đều tăng đến một giá trị cực đại nào đó sau đó giảm dần, tại hệ số trượt định mức mômen của động cơứng với các giá trị khác nhau của tụ có thể lớn hơn nhỏ hơn mômen định mức của động cơứng với tụ làm việc.

PHẦN 3

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc tính mômen của động cơ điện dung (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)