Cuộn kháng đóng cắt bằng thyristor – TSR

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình và ứng dụng một số thiết bị FACTS trong tính toán hệ thống điện (Trang 36 - 37)

TSR là một trường hợp đặc biệt của TCR trong đó nó chỉ hoạt động ở hai chế độ là mở hoàn toàn hoặc đóng hoàn toàn. Nếu van thyristor được điều khiển mở đúng vào thời điểm điện áp đạt giá trị cực đại tương đương với góc điều khiển α=90o đối với van T1 và α=270o( 90o+180o) đối với van T2 như sơ đồ trên hình 2.1 thì ta có chế độ mở hoàn toàn. Dòng điện cảm kháng cực đại chảy qua TSR như trường hợp van thyristor được nối tắt hai đầu. Ngược lại nếu không có xung điều khiển nào đưa đến thyristor TSR sẽ giữ nguyên trạng thái khóa và không có dòng điện nào chạy qua

TSR.

TSR đảm bảo điều chỉnh nhanh lượng công suất phản kháng chạy vào trong hệ thống. Khi yêu cầu một lượng công suất phản kháng lớn Q, thì một phần lượng công suất này Q/2 được chỉ định cho thiết bị TSR, phần còn lại được chỉ định cho thiết bị TCR. Phương pháp này giảm một lượng đáng kể tổn hao cũng như sóng hài so với trường hợp TCR đảm nhận tất cả dung lượng công suất phản kháng Q.

Một phương pháp để làm giảm sóng hài sinh ra từ bộ TCR đó là phân TCR chính ra làm n mảng TCR mắc song song, mỗi mảng có giá trị công suất phản kháng định mức là 1/n so với công suất phản kháng định mức của bộ TCR chính. Trong các mảng TCR này chỉ có một mảng TCR được điều khiển bằng góc mở α. Các mảng còn lại chỉ có hai chế độ mở hoàn toàn hoặc đóng hoàn toàn để hấp thụ một lượng công suất phản kháng mong muốn. Vì giá trị điện kháng có điều khiển giảm một lương 1/n

dẫn đến độ lớn của các sóng hài tạo ra cũng giảm một lượng là 1/n so với trường hợp chỉ có một TCR chính. Bởi vậy độ lớn và công suất của bộ lọc cũng giảm. Tuy nhiên cấu hình này dẫn đến chi phí cho thiết bị tăng do sử dụng nhiều van thyristor.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình và ứng dụng một số thiết bị FACTS trong tính toán hệ thống điện (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)