Hiệu quả ứng dụng của thiết bị điều khiển FACTS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình và ứng dụng một số thiết bị FACTS trong tính toán hệ thống điện (Trang 26 - 28)

Nhờ các bộ điều khiển FACTS cho phép điều khiển các thông số trên lưới truyền tải. Hiệu quả trong việc sử dụng các thiết bị FACTS bao gồm:

 Điều chỉnh giữ điện áp nút. Tại các nút hệ thống có dao động điện áp lớn, về nguyên tắc chỉ có thể duy trì được độ lệch điện áp đủ nhỏ, trong phạm vi cho phép, nhờ các nguồn công suất phản kháng có điều chỉnh. Đó là vì điện áp làm việc của một nút, về bản chất, xác định bởi điều kiện cân bằng công suất phản kháng. Các biện pháp khác chỉ có ý nghĩa gián tiếp. Chẳng hạn điều chỉnh đầu phân áp của máy biến áp điều áp dưới tải, thực chất chỉ là biện pháp kéo thêm công suất phản kháng từ nguồn về nút khi cần nâng cao điện áp và giảm bớt trong trường hợp ngược lại. Thiết bị SVC đặt tại nút có hiệu quả điều chỉnh cao lại kèm theo nhiều ưu điểm: tốc độ điều chỉnh nhanh, chi phí tổn thất và bảo quản vận hành nhỏ (không có phần quay). Đương nhiên hiệu quả còn phụ thuộc vào dung lượng và phạm vi điều chỉnh. Ngoài ra với ưu điểm điều chỉnh nhanh, SVC còn được sử dụng trong hiệu quả tổng hợp.

Điều khiển dòng công suất theo yêu cầu. Điều khiển dòng công suất theo một nguyên tắc, đáp ứng các nhu cầu của chính bản thân người sử dụng, khắc phục các khó khăn trong các điều kiện sự cố các đường dây truyền tải lớn.

Giảm tổn thất điện năng. Ưu điểm của thiết bị FACTS là có thể thay đổi công suất phản kháng theo các thông số chế độ. Vì thế có thể đảm bảo giảm công suất truyển tải theo biểu đồ, nói cách khác là giảm thiểu được tối đa tổn thất điện năng.

Tăng độ an toàn của hệ thống thông qua việc tăng giới hạn ổn định tĩnh, ổn định động, tăng mức độ giới hạn của các dòng điện ngắn mạch và quá tải, giảm các khả năng mất điện tạm thời và giảm dao động điện cơ của HTĐ và các máy phát.

 Giảm dao động công suất. Thiết bị FACTS có thể thay đổi mức bù một cách linh hoạt với tốc độ nhanh để đáp ứng tín hiệu điều khiển hãm sự dao động công

suất.

Đảm bảo khả năng kết nối lưới chắc chắn giữa các khu vực, tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa các công ty và các vùng lân cận vì thế giảm yêu cầu ngược về phát điện tổng cho cả hai phía.

 Tăng khả năng tải của đường dây bằng cách giảm công suất phản kháng chạy trên đường dây để cho phép các đường dây truyền tải nhiều công suất tác dụng hơn.

Tối ưu hóa phân bố công suất, tăng khả năng sử dụng các nguồn phát có chi phí thấp. Một trong các lý do điển hình đối với việc nối lưới truyền tải là để sử dụng các nguồn với chi phí thấp. Khi điều đó không được thực hiện sẽ dẫn đến không đủ khả năng truyền tải hiệu quả về chi phí. Việc tăng hiệu quả về chi phí của việc truyền tải công suất sẽ cho phép tăng việc sử dụng nguồn chi phí thấp.

CHƯƠNG 2

CẤU TẠO NGUYÊN LÝ VÀ MÔ HÌNH HÓA THIẾT BỊ SVC VÀ TCSC

Các phương tiện điều khiển truyền thống có nhược điểm lớn là tốc độ điều chỉnh chậm (do quán tính cơ, điện từ). Việc xuất hiện các thiết bị đóng cắt điện tử công suất lớn, cho phép điều khiển gần như tức thời dòng công suất trên các mạch đường dây đã mở ra khả năng mới cho việc điều khiển chế độ của HTĐ. Trong các thiết bị FACTS ứng dụng thiết bị đóng cắt điện tử, thì hai thiết bị SVC và TCSC được ứng dụng rộng rãi nhất do đơn giản trong vận hành, lắp đặt và chi phí xây dựng nhỏ hơn các thiết bị FACTS khác. Các thiết bị SVC và TCSC đều được cấu tạo từ những phần tử cơ bản bao gồm TCR, TSR và TSC. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu cấu tạo, nguyên lý và mô hình hóa các phần tử và các thiết bị này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình và ứng dụng một số thiết bị FACTS trong tính toán hệ thống điện (Trang 26 - 28)