Bộ bù nối tiếp đồng bộ tĩnh (SSSC-Static Synchronous Series Compensator)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phụ tải điện đến chất lượng điện áp và tính toán lựa chọn biện pháp khắc phục (Trang 57 - 59)

58

SSSC là một máy phát đồng bộ không có nguồn năng lượng điện bên ngoài, hoạt động như một thiết bị bù nối tiếp mà điện áp đầu ra có thể điều khiển độc lập và vuông pha với dòng điện trên đường dây nhằm mục đích tăng hoặc giảm điện áp dung kháng rơi trên đường dây và vì thế điều khiển công suất truyền tải. SSSC có thể chứa bộ dự trữ năng lượng hoặc các thiết bị tiêu thụ năng lượng nhằm tăng cường khả năng ổn định động của hệ thống điện bằng cách bù thêm công suất tác dụng tức thời, để tăng hoặc giảm điện áp rơi trên đường dây.

SSSC là một trong những bộ điều khiển FACTS quan trọng nhất. Nó giống như STATCOM, nhưng khác là điện áp đầu ra AC nối tiếp với đường dây, như biểu diễn trên Hình 2.13. Nó có thể dựa trên bộ biến đổi nguồn áp hoặc bộ biến đổi nguồn dòng. Thường điện áp nối tiếp đưa thêm vào là khá nhỏ so với điện áp đường dây, và cách điện đối với đất khá lớn. Với cách điện phù hợp giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp của máy biến áp, các thiết bị chuyển đổi được đặt ở điện thế mặt đất trừ khi các thiết bị này được đặt trên mặt phẳng được cách điện với đất. Tỷ số máy biến áp được biến đổi sao cho thiết kế bộ biến đổi kinh tế nhất. Vì không có nguồn điện thêm ở ngoài, SSSC chỉ có thể đưa thêm vào 1 điện áp rơi thay đổi nhanh pha hơn hoặc chậm pha hơn so với dòng điện 1 góc 90 độ. Cuộn sơ cấp của biến áp và do đó cả cuộn thứ cấp cũng như bộ chuyển đổi phải mang được dòng điện trên đường dây khi đầy tải, kể cả dòng làm việc khi sự cố, trừ khi bộ chuyển đổi được đi vòng qua một cách tạm thời trong khi có sự cố nghiêm trọng.

59

Hình 2.13 - SSSC dựa trên bộ biến đổi nguồn áp và SSSC có nguồn độc lập

Bộ dự trữ điện hoặc dự trữ từ siêu dẫn cũng có thể được nối với bộ điều khiển nối tiếp để đưa thêm vector điện áp với các góc pha khác nhau vào nối tiếp với đường dây. Chức năng chính của SSSC là:

- Điều chỉnh dòng điện. - Giới hạn dòng điện sự cố. - Giảm dao động công suất.

- Nâng cao ổn định động và ổn định quá độ. - Ổn định điện áp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phụ tải điện đến chất lượng điện áp và tính toán lựa chọn biện pháp khắc phục (Trang 57 - 59)