Nguyên tắc bù công suất phản kháng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phụ tải điện đến chất lượng điện áp và tính toán lựa chọn biện pháp khắc phục (Trang 38 - 39)

Cần xác định vị trí đặt bù điều chỉnh tụ bù tại mỗi vị trí sao cho điện áp tại mọi nút của hệ thống nằm trong phạm vi cho phép trong mọi chế độ vận hành bình thường và sự cố và đảm bảo các tiêu chí sau:

- Chi phí cho bù nhỏ nhất.

- Điện áp mỗi nút lớn nhất trong giới hạn cho phép.

- Điều kiện ổn định tĩnh và ổn định điện áp hệ thống được đảm bảo cao nhất trong mọi chế độ vận hành và sự cố.

Căn cứ vào các tiêu chí đó và các lý do sau mà ta thấy trong mạng điện phân phối người ta chỉ dùng tụ điện tĩnh mà không dùng máy bù đồng bộ:

39

- Công suất tác dụng của máy bù đồng bộ lớn hơn nhiều so với công suất tác dụng của tụ điện tĩnh. Ở chế độ định mức, tổn thất công suất các máy bù đồng bộ là (1,33 - 3,2) % công suất định mức của chúng. Trái lại, tụ điện tĩnh lại tiêu thụ rất ít công suất tác dụng và bằng khoảng (0,3 - 0,5) % công suât phản kháng.

- Giá tiền của mỗi kVAr tụ điện tĩnh phụ thuộc vào công suất và có thể coi như không đổi. Vì vậy rất thuận tiện cho việc phân chia tụ điện tĩnh ra làm nhiều nhóm nhỏ, tuỳ ý đặt vào nơi cần thiết. Trái lại giá tiền mỗi kVAr máy bù đồng bộ thay đổ tùy theo dung lượng, dung lượng càng nhỏ thì giá đó càng đắt.

- Tụ điện tĩnh làm việc tương đối đơn giản, ít sinh sự cố. Trái lại máy bù đồng bộ với những bộ phận quay, chổi than, … dễ gây nên sự cố trong lúc vận hành. Nếu trong lúc vận hành, một tụ điện nào đó có thể bị hư hỏng thì toàn bộ số tụ điện còn lại vẫn tham gia vận hành bình thường. Song nếu trong nhà máy chỉ có một máy bù đồng bộ mà lại bị hỏng thì tất nhiên sẽ mất toàn bộ dung lượng bù, ảnh hưởng sẽ rất lớn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phụ tải điện đến chất lượng điện áp và tính toán lựa chọn biện pháp khắc phục (Trang 38 - 39)