Phân loại thiết bị FACTS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng thiết bị FACTS trong việc nâng cao ổn định điện (Trang 29 - 30)

- Dựa theo cách mắc thiết bị vào lưới điện, thiết bị FACTS được chia làm 4 loại như sau [8]:

+ Các bộ điều khiển mắc nối tiếp; + Các bộ điều khiển mắc song song;

+ Các bộ điều khiển mắc kết hợp nối tiếp – nối tiếp; + Các bộ điều khiển mắc kết hợp nối tiếp – song song.

- Dựa vào các công nghệ chế tạo, các thiết bị FACTS được chia thành hai thế hệ như sau [9]:

+ Thế hệ thứ nhất: các thiết bị FACTS sử dụng các van thyristor (SCR). Công nghệ của bộ biến đổi ac/dc được biết đến rộng rãi từ khi các valve chỉnh lưu ac/dc được thay thế bởi các thiết bị chuyển mạch tĩnh dạng khối gọi là thyristor.

+ Thế hệ thứ hai: Các thiết bị FACTS sử dụng ứng dụng của các chuyển mạch bằng chất bán dẫn: GTO, IGBT, … Trong các ứng dụng trước đây, các chuyển mạch sử dụng van thryristor được sử dụng để điều khiển dòng thông qua các thành phần của mạch điện, như các bộ tụ và các cuộn kháng. Những chuyển mạch này cũng được sử dụng để thực hiện các hoạt động chuyển mạch trong khi thay đổi nấc tải, và có thể được sử dụng như các máy biến áp giữ pha được điều khiển bởi thyristor TCPSTs. Thông thường, việc sử dụng đầy đủ các thành phần của mạch điều khiển đó là rất đắt và tốn kém, do đó để thực hiện các chức năng tương tự như vậy, một nhóm các thiết bị quan trọng khác của các bộ điều khiển FACTS đã ra đời bởi các bộ biến đổi dc/ac. Ứng dụng của các thiết bị GTO có thể làm giảm được điều này, và vì vậy các bộ biến đổi PWM đã cung cấp một giải pháp tốt hơn. Điện áp đầu ra của các bộ biến đổi PWM chứa lượng sóng hài thấp. Các bộ biến đổi nguồn điện áp VSCs cấu tạo gồm các thành phần cơ bản của nhóm các thiết bị mới của bộ điều khiển FACTS, và tồn tại những ứng dụng số học của công nghệ này. Sự thay thế một SVC được điều khiển bởi Thyristor sang một VSC dựa trên GTO được sử dụng để nạp cho các bộ tụ có nguồn đầu vào một chiều và đầu ra là điện áp 3 pha xoay chiều đồng bộ với hệ thống xoay chiều. Bộ biến đổi này được kết nối song song với đường dây giống như trở kháng của thiết bị kết nối máy biến áp. Việc điều khiển trên điện áp đầu ra của bộ biến đổi này (thấp hơn hoặc cao hơn so với điện áp của đường dây được kết nối) sẽ điều khiển công suất phản kháng (làm giảm hoặc cung cấp) của đường dây được kết nối. Bộ điều khiển FACTS này được biết đến như bộ bù tĩnh STATCOM.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng thiết bị FACTS trong việc nâng cao ổn định điện (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)