Cơ hội và thách thức khi triển khai dự án điện gió 1 Cơ hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bộ biến đổi ứng dụng trong máy phát điện gió loại máy phát (Trang 27 - 29)

1.2.4.1. Cơ hội

 Chính phủ đã nhận thức được về vấn đề biến đổi khí hậu, đã yêu cầu các Bộ nghành, các ủy ban nhân dân thành phố đã có chương trình và hành động để phát triển mạnh nguồn năng lượng điện gió

Nếu không có trợ giá của chính phủ cũng như các chính sách hỗ trợ, ưu tiên, chắc chắn các dự án NLG này không thể đi vào hoạt động và cạnh tranh với các hình thức sản xuất điện truyền thống. Mới đây, theo thoả thuận ký kết giữa Bộ Công Thương và Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ) tại Hà Nội, GTZ sẽ hỗ trợ 1 triệu Euro cho Việt Nam thực hiện dự án “Xây dựng khung pháp lý và hỗ

28

trợ kỹ thuật cho điện gió nối lưới tại Việt Nam” trong giai đoạn 2009-2011. Dự án sẽ giúp triển khai một số chương trình như xây dựng khung pháp lý cho điện gió nối lưới và quy trình quy hoạch điện gió, chương trình thúc đẩy tiến bộ khoa học về điện gió và tư vấn các dự án điện gió tại Việt Nam.

 Dự án Đánh giá tiềm năng gió tại một số địa điểm tại Việt Nam của Bộ Công thương do WB tài trợ đã lựa chọn 3 địa điểm đo gió (Phan Rang, Phan Thiết và Pleiku). Căn cứ vào kết quả đo gió đã tính toán giá thành điện gió cho 3 dự án và đã trình khung giá điện gió hòa lưới điện quốc gia giá điện từ 6,37 đến 15,5 cent USD/KWh để Bộ Công Thương xem xét và trình Chính phủ phê duyệt. Đây là cơ hội rất quan trọng nó giúp giải quyết những khó khăn mà các dự án điện gió mà thời gian qua gặp phải. Đây là cở sở quan trọng để bộ Công Thương và Chính phủ xem xét duyệt khung giá điện gió và cho các nhà tư vấn, nhà đầu tư tham khảo trong quá trình xây dựng dự án điện gió.

 Mục tiêu của Chính phủ là ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo, phấn đấu tăng tỷ lệ sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo đạt 4,5% (năm 2020) và 6% năm 2030, đồng thời thực hiện lộ trình hình thành thị trường điện cạnh tranh, tháo gỡ một phần khó khăn cho các nhà đầu tư năng lượng sạch.

 Thủ Tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 quy định cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió tại Việt Nam, và quyết định số 1208/2011/QĐ-TTg phê duyệt qui hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có tính đến năm 2030. Các quyết định này đã xác định cụ thể hơn về qui hoạch, về chế độ ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho các Nhà đầu tư như: Ưu đãi về tín dụng đầu tư, miễn thuế nhập khẩu thiết bị, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm tiền thuê đất, vv..

 Tiềm năng gió của Việt Nam đã được xác định tương đối rõ được nhiều tổ chức trong nước và nước ngoài quan tâm và có kế hoạch đầu tư

29

 Năm tổ máy 1,5 MW của nhà máy điện Tuy Phong đã hòa lưới điện quốc gia và vận hành tốt, 25 tổ máy đang được tiếp tục xây lắp. Sự thành công của nhà máy này tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khác tích cực triển khai các dự án điện gió.

1.2.4.2. Thách thức

 Giá điện của Việt Nam chưa theo đúng cơ chế thị trường và phù hợp với thực tế, Điện gió khó cạnh tranh được với nguồn truyền thống các nhà đầu tư không tham gia đầu tư. Thách thức này sẽ được khắc phục khi giá than và giá điện tiến tới giá cả của thị trường. Hơn nữa khi có khung giá điện gió thì đây không còn là thách thức nữa.

 Điện gió còn mới đối với Việt Nam hơn nữa còn thiếu các nhà tư vấn và hệ thống quản lý. Để khắc phục thách thức này cần đúc rút kinh nghiệm các bài học thành công và thất bại của 10 năm phát triển của điện gió vừa qua, đồng thời cần tổ chức đào tạo tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm của nước ngoài một cách kịp thời.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bộ biến đổi ứng dụng trong máy phát điện gió loại máy phát (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)