Quá trình phát triển công nghệ khai thác năng lượng gió ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bộ biến đổi ứng dụng trong máy phát điện gió loại máy phát (Trang 25 - 27)

1.2.3.1. Giai đoạn trước năm 2000

Công nghệ điện gió đã được nghiên cứu và tự chế tạo tại Việt Nam hoặc mua của nước ngoài, của các Viện nghiên cứu và trường học hoặc tư nhân với quy mô công suất nhỏ từ 200W hoặc 300W đến 3KW. Các dự án điện gió được tiến hành tại các vùng không có lưới điện quốc gia. Tuy nhiên có số lượng ít, tuổi thọ thiết bị ngắn từ 6 tháng đến 1 năm

1.2.3.2. Giai đoạn sau năm 2000

*) Dự án điện gió tại Hải Hậu (Nam Định)

Tua-bin có công suất 30KW +10KW diesel do tổ chức NEDO Nhật bản trợ giúp thiết bị. Dự án mang tính chất nghiên cứu thử nghiệm do trung tâm năng lượng mới của trường Đại học Bách khoa Hà Nội tiếp nhận và lắp đặt tại biển Hải Thịnh - Nam Định. Trạm điện này đã hoạt động với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tương đối hấp dẫn cho đến khi khu vực xung quanh trạm mọc lên các ngôi nhà ở của dân cao 3-5 tầng che kín mọi hướng gió. Hiện nay máy ngừng hoạt động không khai thác được do bị hỏng hóc và không được tu sửa.

*) Dự án điện gió 2KW và diesel tại Kontum

Dự án cũng do NEDO tài trợ và do Viện Năng lượng thực hiện. Dự án đã phát huy tác dụng.

*) Dự án điện gió 800KW Bạch Long Vĩ

Do Trung ương đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách cấp. Đơn vị thực hiện tổng đội TNXP Hải Phòng thực hiện. Dự án gồm một tua-bin gió có công suất 800KW, thiết bị tua-bin MADE AE52- 800KW của hãng Made endesa Tây Ban Nha 800 KVA; 2 máy phát điện diezel công suất 414KVA/máy và hệ thống mạng lưới, nhà điều hành… với tổng vốn đầu tư là 34 tỷ đồng. Sau bốn năm xây dựng và lắp đặt, cánh quạt gió bắt đầu quay và

26

phát điện năm 2004 với công suất từ 50KW đến 400KW. Máy chỉ duy trì hoạt động được 1 năm và không liên tục. Trạm điện đã ngừng hoạt động từ tháng 6 năm 2006 – Nguyên nhân là do phương án lựa chọn thiết bị không phù hợp. Ngay thời gian vận hành đầu tiên có chuyên gia trực tiếp vận hành và xử lý nhưng hệ thống thiết bị đo điều khiển tự động thường xuyên hư hỏng, phải sửa chữa thay thế. Khi hết thời gian bảo hành, chuyên gia về nước, lực lượng vận hành của trạm không đủ trình độ khắc phục. Đảo xa đất liền nên không có chuyên gia có trình độ chuyên môn cao để hỗ trợ. Trạm điện gió phải ngừng hoạt động.

*) Dự án điện gió Tuy Phong – Bình Thuận – công suất 30MW

Do công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam làm chủ đầu tư, sử dụng thiết bị của hãng Flurender, đã lắp đặt và đưa vào vận hành 5 tổ máy 7,5 MW hòa với lưới điện quốc gia. Đây là dự án có quy mô công nghiệp do 1 công ty đầu tư của Việt Nam đã mạnh dạn thực hiện đã thành công. Nhà máy đã hòa với lưới điện quốc gia, nhưng chưa có hợp đồng giá điện chính thức. Hiện công ty đang tiếp tục xây lắp 15 tổ máy còn lại đạt công suất 30MW và có thể nâng lên 120MW.

*) Dự án điện gió và diesel của đảo Lý Sơn- Quảng Ngãi

Năm 2002 viện Năng lượng lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cấp điện cho huyện đảo Lý Sơn, dự kiến cấp điện cho đảo lớn gồm 6 tổ máy điện gió 250KW và 2 máy phát diesel 1000KVA. Còn đảo nhỏ thì sử dụng nguồn pin mặt trời cộng với ắc quy và diesel nhỏ. Dự án đã được EVN thẩm định và yêu cầu Viện Năng lượng khảo sát và bổ sung vận tốc gió sau đó hoàn thiện báo cáo khả thi để xét duyệt chính thức. Nhưng đến năm 2009, tập đoàn than khoáng sản Việt Nam đã được bộ Công thương và chính phủ cho phép khởi công dự án nhiệt điện than 6MW với tổng mức đầu tư 237 tỷ VNĐ.

*) Có 17 dự án đã đo gió hoặc đang lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư

Một số dự án đã có giấy phép đầu tư tổng công suất đạt 1.308MW. Các dự án này chủ yếu chờ cơ chế giá điện.

- Dự án điện gió Phương Mai I: gặp rất nhiều khó khăn trong việc đàm phán bán giá điện. Năm 2004: Dự kiến đầu tư với công suất 15MW, đã đề nghị Tập đoàn

27

điện lực và chính phủ cho bán giá điện 5cent USD/KWh đã không được chấp nhận. Từ 2005-2007: Dự kiến đầu tư với công suất 50MW, đã liên doanh với Cộng hòa Liên bang Đức tính toán và lập xong dự án với yêu cầu giá điện được bán 5,5 cent EUR tương đương 6,7cent USD/KWh. Giá điện không được chấp nhận, phía Đức không vay được tiền của Ngân hàng Phát triển Liên bang Đức. Dự án phải ngừng thực hiện.

Phương Mai I-30MW: tháng 11 năm 2009 đã được UBND tỉnh Bình Định cấp giấy phép đầu tư, hiện đang tiến hành xét thầu mua thiết bị tua-bin không hộp số loại AV 928 của hãng AVANTIS trụ sở tại Hồng Kông và EWT 2,0MW của Hà Lan, và hãng XEMC loại tua-bin Z8 2,2MW của Trung Quốc và triển khai dự án. Với khung giá được chính phủ xét duyệt dự án có thể thực hiện được với hiệu quả kinh tế cao.

- Và một số dự án khác như: Công ty Đầu tư & Phát triển năng lượng sạch châu Á (AGECO- tp SG) với hai dự án trạm điện gió Tiến Thành và Phước Thể ở Bình Thuận với công suất lắp đặt lần lượt là 51 và 30 MW; Công ty cổ phần NLG Trung ương (CWP - Central Wind Power Joint Stock Company) với dự án Phương Mai 3 công suất 21 MW; Công ty cổ phần Năng lượng Sài Gòn- Bình Định với dự án 27 MW khu kinh tế Nhơn Hội…vv Tuy nhiên họ vẫn gặp nhiều khó khăn do không có chính sách ưu đãi, trước hết là giá ưu đãi (feed in tariff) như đã nói trên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bộ biến đổi ứng dụng trong máy phát điện gió loại máy phát (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)