Lệnh lắp rắp nhanh Contrain t

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ topsolid 2013 (Trang 71)

3 Môi trường phác thảo

4.3 Lệnh lắp rắp nhanh Contrain t

Cách sử dụng lệnh này hoàn toàn đơn giản. Bạn chỉ cần chọn vào các đối tượng như. Điểm với điểm, điểm với đường, cạnh với cạnh hoặc mặt với mặt,…. Khi chọn một trong các kiểu trên (vi dụ bạn chọn vào 2 điểm thì lập tức 2 điểm này sẽ nằm trên nhau, tiếp xúc với nhau).

Lưu ý bạn phải chọn đối tượng trên chi tiết tự do trước, không được chọn chi tiết trên chi tiết đã Fix trước, nếu bạn chọn vào chi tiết cố định trước thì các chi tiết còn lại sẽ ẩn đi và bạn không chọn được các đối tượng trên chi tiết tiếp theo. 4.4 Các kiểu lắp ghép trong Topsolid.

Hệ thống cung cấp cho bạn rất nhiều kiểu lắp ghép như điểm với điểm, điểm với đường, điểm với mặt, surface với surface,…….Tùy theo tưng trường hợp mà bạn có thể chọn cho mình kiểu lắp ghép phù hợp.

4.4.1 Kiểu lắp ghép giữa điểm với các đối tượng khác như điểm, đường, profile, plane surface. profile, plane surface.

 Kiểu lắp điểm với điểm

Sau khi click chọn vào lệnh, hệ thống xuất hiện hộp thoại Point on Point

Bạn lần lượt click chọn vào đối tượng trên chi tiết như hình ( chọn đối tượng trên chi tiết màu hồng trước ).

Sau khi bạn chọn vào hai điểm, ngay lập tức chi tiết màu hồng sẽ di chuyển đến và tiếp xúc, nằm trên đối tượng màu xám (đã cố định) tại vị trí 2 điểm bạn chọn như hình.

 Kiểu lắp ghép điểm với trục

Sau khi click chọn vào lệnh, hệ thống xuất hiện hộp thoại Point on Axis

Bạn lần lượt click chọn vào đối tượng trên chi tiết như hình ( chọn đối tượng trên chi tiết màu hồng trước ).

Sau khi bạn chọn vào hai điểm, ngay lập tức điểm trên chi tiết màu hồng sẽ di chuyển đến tiếp xúc, nằm trên trục của đối tượng màu xám (đã cố định) như hình.

 Kiểu lắp điểm trên Profile

Sau khi click chọn vào lệnh, hệ thống xuất hiện hộp thoại Point on Profile

Bạn lần lượt click chọn vào đối tượng trên chi tiết như hình ( chọn đối tượng trên chi tiết màu hồng trước ).

Sau khi bạn chọn vào hai điểm, ngay lập tức điểm trên chi tiết màu hồng sẽ di chuyển đến tiếp xúc, nằm trên prilife của đối tượng màu xám (đã cố định) như hình. Khi này bạn kéo chi tiết di chuyển thì nó chi có thể di chuyển được trên quỹ đạo là đường màu đỏ mà bạn chọn. (chi tiết bulong sẽ không bao giờ tách khỏi quỹ đạo màu đỏ, trừ khi bạn xóa đi kiểu lắp ghép).

 Kiểu lắp ghép giữa điểm và plane

Khi bạn chọn vào lệnh hệ thống xuất hiện hộp thoại Point on Plane

Bạn lần lượt chọn vào đối tượng điểm trên chi tiết màu hồng, sau đó chọn bề mặt trên chi tiết màu xám như hình. Bạn lưu ý ở kiểu lắp này bạn có thể nhập vào giá trị khoảng cách giữa điểm và bề mặt vào ô Offset (không nhất thiết

Trong trường hợp này tôi để giá trị khoảng cách giữa điểm và bề mặt là 0 nên điểm tôi chọn sẽ nằm trên bề mặt. Hoặc bạn có thể nhập vào giá trị khoảng cách mong muốn vào vùng màu xanh, chỗ thể hiện kiểu lắp ghép như hình bên dưới.

4.4.2 Kiểu lắp ghép giữa trục với các đối tượng khác như điểm, đường, profile, plane surface. plane surface.

Các kiểu lắp ghép này cách làm cũng tương tư như kiểu lắp giữa điểm với các đối tượng khác. Ở đây tôi lấy ví dụ điển hình là lắp ghép trục với trục (đồng trục)

Sau khi click chọn vào lệnh hệ thống xuất hiện hộp thoại Axis on axis

Bạn lần lượt chọn vào bề mặt trụ như hình, hệ thống sẽ tự động xác định trục của khối trụ cho bạn

Sau khi bạn chọn bulong sẽ di chuyển đến lỗ như hình. Khi này trục của bulong và trục của của lỗ sẽ trùng với nhau.

4.4.3 Kiểu lắp ghép giữa Plane với các đối tượng khác như điểm, đường, profile, plane surface. profile, plane surface.

Các kiểu lắp ghép này cách làm cũng tương tư như kiểu lắp giữa điểm với các đối tượng khác

4.4.4 Kiểu lắp ghép giữa surface với các đối tượng khác như điểm, đường, profile, plane surface. profile, plane surface.

Các kiểu lắp ghép này cách làm cũng tương tư như kiểu lắp giữa điểm với các đối tượng khác

4.4.5 Kiểu lắp Orientation

Kiểu lắp ghép này cho phép bạn lắp ghép có góc độ giữa hai đối tượng với nhau.

Sau khi click chọn vào lệnh hệ thống xuất hiện hộp thoại Orientation

Bạn nhập vào góc độ giữa hai chi tiết mong muốn, sau đó chọn vào các đối

5 Tạo môi trường xuất bản vẽ.

Để tạo môi trường xuất bản vẽ bạn chọn New => Draft => chọn Ok => Blank Template

5.1 Cách chỉnh sửa bản vẽ.

Để chỉnh sửa lại bản vẽ bạn click chuột phải trên vùng giấy sau đó chọn Format

Khi này hộp thoại format xuất hiện bạn có thể chọn lại khổ giấy trong ô

Predefined Format, và hiệu chỉnh vị trí canh lề của giấy bẳng cách nhập vào giá trị kích thước trong các ô của mục Margins

Tùy chỉnh các tùy chọn nâng cao bản vẽ bạn bấm chuột phải vào Border và chọn Edit

Hộp thoại Border xuất hiện, bạn có thể điểu chỉnh các kiểu hiển thị khung viền bản vẽ.

5.2 Cách đưa chi tiết vào bản vẽ

Để đưa chi tiết vào bản vẽ bạn click chọn vào lệnh Set . Hộp thoại Set xuất hiện, bạn chọn chi tiết cần xuất bản vẽ ở ô Sourece Document (yêu cầu những chi tiết này phải đang mở) TRUNG TÂM ADVANCE CAD ©

Sau khi đã chọn chi tiết cần xuất bản vẽ bạn nhấn chọn Ok Sau đó click chọn vào lệnh Main View

Hộp thoại Main View xuất hiện bạn thiết lập các thông số như hướng nhìn, kiểu hiển thị cho chi tiết sau đó nhấn rê chuột xác định vị trí điểm đặt cho hình chiếu. Khi này trên hình chiếu vừa xuất hiện có hiển thị dấu mũi tên 4 hướng, bạn có thể di chuyển chuột theo các hướng của mũi tên trong khối cầu màu xám để thay đổi góc nhìn, hiển thị hình chiếu

hướng để tạo các hình chiếu còn lại. Sau khi đã đủ các hình chiếu bạn nhấn phím ESC thể thoát lệnh.

5.3 Tạo hình trích, lệnh Detail View

Bạn click chuột vào lệnh hệ thống xuất hiện hộp thoại Detail View

Bạn chọn vào hình chiếu muốn tạo hình trích, hệ thống tự động chuyển sang tab Sketch. Bạn vẽ một hình tròn để giới hạn vùng trích như hình.

Sau đó nhấn chọn vào lệnh Detail Sketch để tiếp tục.

Sau khi click chọn hệ thống xuất hiện hộp thoại Detail View bạn nhập vào tên hình trích trong ô Detail Index. Hiệu chỉnh tỉ lệ hình trích sau đó xác định vị trí đặt hình trích và nhấn Ok để hoàn thành lệnh.

5.4 Lệnh Automatic Axes

Lệnh này cho phép bạn tạo các đường tâm của các lỗ một cách nhanh chóng. Click chọn vào lệnh hệ thống xuất hiện hộp thoại Automatic Axes. Bạn chọn vào hình chiếu chứa các lỗ mà bạn muốn tạo đường tâm sau đó nhấn OK.

Khi này trên hình chiếu bạn vừa chọn hệ thống tự động tạo các đường tâm lỗ như hình.

Lưu ý nếu như hình chiếu của bạn chưa xuất hiện các đường tâm thì bạn click vào lệnh update trên góc phải màn hình để hệ thống cập nhật.

5.5 Lệnh Dimension

Lệnh này cho phép bạn ghi hầu hết các loại, kiểu kích thước đơn giản

Bạn click chọn vào lệnh sau đó chọn vào các đối tượng cần ghi kích thước bạn thu được kết qủa như hình bên dưới

5.6 Lệnh Cross Section

Lệnh này cho phép bạn tạo các hình cắt mặt cắt cho hình chiếu.

Click chọn vào lệnh hệ thống xuất hiện hộp thoại Cross Section, bạn chọn kiểu mặt cắt, chọn vào hình chiếu bạn muốn tạo mặt cắt. Sau đó nhấn chọn vào mũi tên khoanh vùng màu đỏ để tiếp tục.

Hệ thống xuất hiện hộp thoại Cross Section Polygon, phương cắt (dọc, ngang, hoặc ziczac) và nhấn chọn OK.

Trên vùng đồ họa bạn xác định vị trí cần cắt và nhấn chọn Cross Section Polygon để xác nhận vị trí cắt

Sau đó bạn rê chuột ra vùng trống khác xác định vị trí đặt mặt cắt.

Lệnh Arc length dimension : dùng để ghi kích thước, độ dài cung tròn.

Lệnh half part dimension : dùng để ghi kích thước đường kính trục

Draft Angle dimension : dùng để các góc nghiêng

Datum feature : dùng để ghi kí hiệu các mặt chuẩn

Geometric Tolerence : dùng để ghi, kí hiệu các kiểu chuẩn, dung sai song song, vuông góc,....

Basic dimension ghi kích thước quan trọng (kích thước được bao trong ô vuông)

Chemfer dimension dùng để ghi kích thước các góc vát.

Surface finsh dùng để kí hiệu, ghi các thông số độ nhám bề mặt,….

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ topsolid 2013 (Trang 71)