Đánh giá và đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế độ vận hành kháng bù ngang trên đường dây 500kv việt nam (Trang 68 - 70)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.6 Đánh giá và đề xuất giải pháp

Kháng bù ngang 500kV đóng vai trò hút CSPK do đường dây siêu cao áp sinh ra nhằm duy trì điện áp trong giới hạn cho phép. Trên thực tế, vào các thời điểm truyền tải cao trên đường dây 500kV, điện áp tại một số nút 500kV giảm quá thấpdẫn đến nhu cầu tách kháng ra để tăng điện áp và tăng khả năng truyền tải của lưới điện 500kV, ngược lại vào các thời điểm phụ tải thấp (như thấp điểm đêm, các dịp lễ Tết, …) điện áp tại một số TBA 500kV lại tăng cao cần đóng kháng vào vận hành nhằm giảm điện áp trên lưới điện 500kV. Tuy nhiên, theo thiết kế ban đầu hầu hết các kháng bù ngang 500kV được đấu cố định vào đường dây, khi muốn tách kháng ra khỏi vận hành cần cắt điện đường dây, dẫn đến phương thức kếtlưới không linh hoạt để đáp ứng với các chế độ vận hành.

Luận văn đã tính toán chế độ vận hành trong trường hợp đóng, cắt máy cắt kháng bù ngang 500kV để kiểm tra giá trị điện áp tại các nút 500kV, kết quả tính toán cho thấy: i) Tách kháng bù ngang khi cần tăng điện áp các nút 500kV trong chế độ phụ tải cực đại điện áp tăng trong khoảng từ 6 kV ÷ 14 kV, đối với nút Hà Tĩnh và Đà Nẵng điện áp tăng lên đến 19 kV; ii) Đóng kháng bù ngang trong trường hợp phụ tải cực tiểu để đảm bảo điện áp trong giới hạn cho phép, kết quả điện áp các nút 500kV nằm trong giới hạn 482 kV ÷ 527 kV .

Luận văn đã sử dụng chức năng khảo sát đường cong PV của chương trình PSS/E tính toán chế độ vận hành đường dây 500kV trong trường hợp đóng, cắt máy cắt kháng bù ngang 500kV ở chế độ phụ tải cực đại để xác định giới hạn truyền tải công suất trên các đường dây liên kết 500kV giữa các miền Bắc – Trung – Nam, kết quả tính toán so sánh cho thấy máy cắt kháng không chỉ cho phép điều chỉnh linh hoạt điện áp mà còn tăng giới hạn truyền tải công suất: i) Truyền tải giữa miền Bắc – Trung khi cắt kháng bù ngang 500kV giới hạn công suất truyền tải tăng từ 54 MW ÷ 296 MW; ii) Truyền tải giữa miền Trung – Nam khi cắt kháng bù ngang 500kV giới hạn công suất truyền tải tăng từ 174 MW ÷ 188 MW.

Để vận hành linh hoạt lưới 500kV đảm bảo an toàn, ổn định lưới điện 500kV, đáp ứng nhu cầu trao đổi công suất giữa các HTĐ miền qua lưới điện 500kV nhằm vận hành kinh tế các nguồn điện, góp phần nâng cao chất lượng điện áp, giảm tổn thất điện năng, ta cần lắp đặt máy cắt cho các kháng 500kV :

- Lắp đặt bổ sung máy cắt cho các kháng 500kV chưa có máy cắt kháng.

- Các máy cắt cuộn kháng bù ngang có thể cần kết hợp thiết bị lựa chọn thời điểm cắt nhằm làm giảm giá trị TRV cho máy cắt.

CHƯƠNG IV:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế độ vận hành kháng bù ngang trên đường dây 500kv việt nam (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)