Đánh giá vận hành lưới điện 500kV

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế độ vận hành kháng bù ngang trên đường dây 500kv việt nam (Trang 25 - 26)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.1.3 Đánh giá vận hành lưới điện 500kV

Tại miền Bắc và miền Nam với tập trung các NMĐ có khả năng hấp thu CSPK tốt, đặc biệt nhu cầu phụ tải tại lại rất cao, do vậy với cấu trúc lưới điện 500kV ở hai khu vực này là những đường dây ngắn, mạch kép, lượng CSPK sinh ra thấp và được hấp thu hoàn toàn. Tuy nhiên cũng có trường hợp điện áp cao đối với TBA 500kV Phú Lâm trong thời điểm phụ tải hệ thống thấp. Đối với trường hợp này do vẫn duy trì dàn tụ bù ngang 200MVAr phía 35kV của 2 MBA 500/220/35kV liên lạc nên lượng CSPK sinh ra không được tiêu thụ hết dẫn đến điện áp tại trạm tăng cao. Hiện nay đã xem xét thực hiện lắp thêm cuộn kháng điều khiển 90MVAr tại thanh cái 500kV cũng như có các giải pháp đóng cắt dàn tụ hợp lý.

Đối với khu vực miền Trung với lưới điện 500kV có chiều dài lớn, khả năng tiêu thụ công suất kháng từ nhu cầu phụ tải lại thấp, các NMĐ có khả năng hấp thụ công suất kháng chỉ có Yaly (nhưng có nhược điểm lớn do mỗi tổ máy phát điện chỉ hút được tối đa 25MVAr, hơn nữa lại phụ thuộc vào huy động thực tế của các tổ máy phát Yaly) do đó vào giờ thấp điểm lượng CSPK khu vực này không được hấp thu hết gây ra quá áp tăng cao trong các trường hợp phóng điện, nhảy máy biến áp. Đặc biệt điện áp tại thanh cái 500kV Pleiku, Đà Nẵng, Hà Tĩnh điện áp luôn đạt giá

trị cao trong các chế độ phụ tải. Do vậy rất khó khăn cho vận hành. Để vận hành đảm bảo các yêu cầu về điện áp làm việc, các công ty truyền tải buộc phải cắt một mạch đường dây đối với đường dây mạch kép vận hành song song hoặc khi đóng điện hòa phải theo các trình tự phức tạp như :

- Không tiến hành đóng điện khép vòng hoặc hoà đồng bộ trên đoạn Hoà Bình - Nho Quan - Hà Tĩnh. Trong chế độ phụ tải cực đại chỉ nên phóng điện từ phía Nho Quan về Hà Tĩnh với đầy đủ các kháng bù ngang. - Lắp đặt mạch cắt liên động chống quá áp Hoà Bình - Nho Quan - Hà

Tĩnh (khi máy cắt đường dây đầu Hoà Bình hoặc Nho Quan mở thì đi cắt máy cắt đầu Hà Tĩnh).

- Lắp đặt mạch cắt liên động đi cắt ĐZ 500kV từ Hà Tĩnh - Đà Nẵng với logic: nếu nhảy máy cắt Hà Tĩnh đi Nho Quan thì gửi tín hiệu đi cắt mạch đường dây Hà Tĩnh - Đà Nẵng (cả hai đầu)...

Bên cạnh đó trong trường hợp cần huy động công suất cao từ Nam ra Bắc nhằm tận dụng nguồn nhiệt điện từ miền Nam trong khi nhu cầu hệ thống giảm thấp (ví dụ như khoảng thời điểm từ 24g đến 4g sáng) khả năng truyền tải trên lưới điện 500kV miền Trung bị giảm thấp. Do các đường dây này dài, kháng bù ngang có dung lượng lớn và là loại cố định nên nếu ở thời điểm này bị sự cố 1 mạch và phải truyền tải trên mạch còn lại điện áp tại các thanh cái 500kV Đà Nẵng, Hà Tĩnh xuống dưới mức cho phép.

Như vậy với hệ thống bù ngang hiện tại cần xem xét giải pháp điều chỉnh lượng vô công hợp lý nhằm đảm bảo sự vận hành linh hoạt, tin cậy của hệ thống đồng thời tận dụng khả năng truyền tải tối đa góp phần giảm tổn thất chung cho toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế độ vận hành kháng bù ngang trên đường dây 500kv việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)