Nhật có kế hoạch phát triển kinh tế. Nội dung chủ yếu của kế hoach hoá kinh tế là đặt ra mục tiêu phát triển toàn bộ nền kinh quốc dân, lập bảng cân đối đầu vào và đầu ra để điều chỉnh hợp lý quan hệ tỷ lệ giữa sản xuất và thị trương, sử dụng các đòn bẩy giá cả và thuế để can thiệp gián tiếp vào các quá trình vận động nhằm đảm bảo quá trình tài sản xuất diến ra nhịp nhàng, Do Nhật Bản tăng cường điều chỉnh kinh tế bằng kế hoạch ở nên mức độ rất lớn đã thúc đẩy kinh tế phát triển, giảm tác động có tính chất phá hoại của các cú sốc tài chính, tiền tệ và khủng hoảng kinh tế
=> Bốn là, tăng cường tầm quan trọng của luật kinh tế. Với tư cách là quy phạm pháp luật, Nhà nước thường quy định các quy tắc trong đời sống kinh tế, xã hội dưới những văn bản hợp pháp khiến các tư nhân phát triển theo hướng mà chính phủ mong đợi. Luật kinh tế của Nhật Bản vừa có tính liên tục vừa có tính ổn định lại vừa có quyền lực, có chế độ kiểm tra nghiêm ngặt nên tất nhiên nó tạo ra sự tuân thủ một cách tự giác của các chủ thể kinh tế.
IV- Xu hướng tiến triển của điều chỉnh kinh tế Nhà nước tư sản hiện đại. đại.
Hệ thống điều chỉnh kinh tế của Nhà nước Tư bản hiện đại có cấu trúc phức tạp, tinh vi và hoạt động nhanh nhạy, được hình thành và hoàn thiện do mối tương tác khách quan do mối tương tác khách quan giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Ưu điểm chủ yếu của nó là ở chỗ cho phép quan hễ sản xuất Tư bản chủ nghĩa ở mức độ nhấta định đã thích ứng được với sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất. Nhờ có hoạt động điều chỉnh của kinh tế của Nhà nước nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa đã được định hướng phát triển vào những mục tiêu dài hạn nhằm nâng cao tính cân đối về chất lượng và số lượng trong nền sản xuất đồng thời hạn chế, khắc phục được những xáo động kinh tế do những đột biến gây ra.
Giống như những thực thể tự nhiên và xã hội khác muốn tồn tại và phát triển nó cũng phải tự hòan thiện bằng cách đào thải những nhân tố lạc hậu lỗi thời giữ lại những nhân tố phù hợp và phát triển những nhân tố mới. Nó thực sự là con đẻ của nền kinh tế thị trường Chủ nghĩa Tư bản phát triển cao và cũng là sản phẩm của trí tuệ loài người giống nha những thành tựu khoa hoạc mà con người sãng tạo ra trong đời sống kinh tế xã hội của mình
Trọng tâm hoạt động của hệ thống này là cơ chế Nhà nước Tư bản được thực hiện bằng cách dung nạp những nhân tố tích cực của cơ chế thị trường, cơ chế độc quyền tư nhân để tạo nên một kết cấu thống nhất có tình năng lực hoạt động thực tiễn nhờ đó mà những mô hình thể chế kinh tế đã ra đời và mang lại hiệu quả cao trong thực tiễn. Hoạt động của hệ thống này giống như hoạt động của hệ thống siêu vi tính khổng lồ được lắp đặt vào cơ thể kinh tế xã hội khi những xáo động kinh tế nổ ra, những bộ cảm biến của nó kịp thời nắm bắt và sử lý thông tin, những đối sách, giải pháp cũng được đưa ra để hạn chế và khắc phục hậu quả. Tất cả đều nhằm thực hiện nhiệm duy trì tính cân đối lâu dài cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, dù bộ máy này cho tinh sảo và nhanh nhạy đến đâu thì việc điều chỉnh kinh tế của Nhà nước tư bản cũng chỉ là sự hoạt động của Nhà nước trước sự phát triển nhanh chõng của lực lượng sản xuất và quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra hiện nay. Nó không thể xoá bỏ được những mâu thuẫn vốn có của Chủ nghĩa tư bản mà chỉ thể hiện rằng, ngày nay Chủ nghĩa Tư bản đang vận động bởi sự hợp lực giữa cạnh tranh, độc quyền tư nhân và sự điều chỉnh của Nhà nước. Sự điều chỉnh này là giới hạn vì bị chế ước bởi các mâu thuẫn thuộc bản chất của chủ nghĩa tư bản. Do đo nó không thể soã bỏ được tình trạng vô chính phủ trong phát triển của nền sản xuất và khủng hoang kinh tế chu kỳ gây ra nạn thất nghiệp.
Giường như bất chấp các điều kiện tái sản xuất đang ngà càng xấu đi ở từng quốc gia cụ thể, các Công ty xuyên quốc gia, các Công ty độc quyền quốc gia vẫn
khồng ngừng lớn mạnh và chính sự phát triển ngày càng tăng cuả các Công ty xuyên quốc gia làm cho sự điều chỉnh kinh tế quốc gia của Nhà nước Tư bản hiện đại rơi vào tình trạng khủng hoảng buộc nó phải thích ứng theo cả hai hướng phát triển sự điều tiết Nhà nước liên quốc gia và phait nới lỏng điều chỉnh Nhà nước quốc gia.
Tái sản xuất Tư bản ngày càng trở thành tái sản xuất tư bản thế giới , mặc dù các hệ thống quốc gia vẫn tiếp tục được duy trì. Xu hướng này ngày càng khoét sâu mâu thuxn trong tổ chức kinh tế Tư bản chủ nghĩa hình thành sau chiéen tranh. Đó là khuynh hướng tăng cường điều tiết kinh tế từ một trung tâm ngày càng vấp phải xu hướng tự do hoá gắn với sự tăng cường vai trò của cơ chế độc quyền xuyên quốc gia theo trình độ quốc tế hoá sản xuất , nghĩa là khuynh hướng tăng cường tính chủ động của tư nhân và vai trò của các quan hệ cạnh tranh, hàng hoa, tiền tệ, cùng với những tiện bộ khoa học- Công nghệ hiện đại, quá trình quốc tế hoá kinh tế đã cung cấp chio tư bản tư nhân, trước hết là tư bản độc quyền xuyên quốc gia khả năng to lớn để mở rộng quy mô hoạt động tự do cạnh tranh trên thị trường quốc tế vốn được chuíng ưa thích hơn sự chỉ huy bởi hệ thống điều tiết của Nhà nước sau chiến tranh.
Trong những năm 50-60 có hai khuynh hướng trên chưa mâu thuẫn trên chưa gay gắt do vai trò điều tiết của Nhà nước trong từng quốc gia phát triển mạnh, các Công try chưa phát triển thành các Công ty xuyên quốc gia phổ biến như hai thập kỷ gần đây và mạng lưới phân công lao động quốc tế của chúng chưa rộng và mạnh đến mức vượt khỏi sự điều tiết của Nhà nước. Nhưng chính sự tăng cường vai trò của Nhà nước đã đẩy nhanh khuynh hướng quốc tế hoá kinh tế, củng cố địa vị của tư bản độc quyền, biến tư bản độc quyền lớn thành tư bản độc quyền xuyên quốc gia. Cùng với thời gian sự xung đột giữa hai khuynh hướng này không tránh khỏi.
Khi chuyển sang nền kinh tế nhất thể hoá mang tính toàn cầu thì yêu cầu duy trì sự cân đối giữa các ngành trong phạm vi quốc gia yếu đi, vì tư bản tư nhân
hướng vào cung cầu thế giới. Tình hình này tất yếu làm suy yếu vai trò điều tiết từ trung tâm quốc gia.
Tư bản độc quyển xuyên quốc gia khi đạt tới trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao, năm đựoc những lực lượng sản xuất hiện đại, tanưg cường khả năng tự cấp tài chính, tự điều tiết nội bộ trên cơ sở đa dạng hoá cao đã có khả năng hoạt động trên thị trường quốc tế một cách độc lập hoặc hầu như độc lập đối với sự điều tiết của Nhà nước. Trong trường đó Nhà nước đã giảm khả năng tác động vào sự hoạt động của các tổ chức độc quyền một cáh tương ứng. Cùng với quá trình quốc tế hoá nền kinh tế, nhiều công cụ diều tiết của Nhà nước như : Tài chính, tiền tệ, tín dụng, ngân hàng các hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhà nước không còn tác động của các tổ chức xuyên quốc gia như trước nữa.
Do vậy, từ những nhunữg năm 70, hệ thống điều tiết của nhà nước trogn các nước tư bản phát triển đã mâu thuẫn sâu sắc với nền kinh tế mở cửa, năng động, được quốc tế hoá cao thông qua các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia, trong khi hệ thống điều tiết kinh tế quốc tế chưa phát triển, chưa đáp ứng được với nhu cầu của lực lượng sản xuất mới.Chính sự hụt hẫng đó đã đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa lâm voà khủng hoảng sâu sắc, toàn diện, đầu nhưnga năm 70 với những biểu hiện chủ yếu:
- Lạm phát kết hợp với suy thoái kinh tế kéo dài ở hầu hết các nước tư bản. - Thiếu hụt lớn ngân sách đã trở thành căn bệnhkinh niên.
- Thiết hụt cán cân thanh toán nghiêm trọng nhất là ở phần lớn các nước phát triển đã ảnh hưởng lón đến tình hình kinh tế thế giới.
- Khủng hoản năng lượng thế giới. - Khủng hoảng tiền tệ thế giới.
- Cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa ba trung tâm kinh tế Mỹ - Nhật bản - Tây âu dẫn đến nguy cơ chiến tranh kinh tế.
Sự phân tích trên cho thấy những cuộc khủng hoảng kinh tế dồn dập cùng với những cuộc hủng hoảng bộ phận khác trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới là những biểu hiện của thời kỳ khủng hoảng cơ chế kinh tế của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Nó phản ánh sự gay gắt tột đỉnh của các mâu thuẫn giứa nguyên tắc thị trường và phi thị trường, tập trugn và phi tập trung trong kinh tế, đó là sự khủng hoảng của cơ chế điều tiết của nhà nước hìmh thành sau chiến tranh. Canh tranh, thị trường, điều tiết độc quyền, điều tiết của nhà nước trong khuôn khổ quốc gia đều không thể đảm bảo nỏi quá trình tái sản xuất bình thường của tư bản đã đạt tới trình độ quốc tế cao.
Thời kỳ khủng hoảng cơ chế của chủ nghĩa tư bản hiện đại trong những năm 1970 - 1980 gợi cho chúng ta nhớ lại những thời kỳ khủng hoảng tương tự đã xảy ra trước đây thời kỳ cuối thế kỷ XIX và thời kỳ những năm 30 của thế kỷ XX. Phải chăng đó là những biểu hiện sinh động của qui luật thích ững giữ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong khuôn khổ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Thời kỳ khủng hoảng cơ chế canhh tranh tự do cuối thế kỷ XIX đã dẫn đến độc quyền, mở đầu sự tích cực vạn dựng điều tiết có ý thức đối với nền kt1 thị trường, một bước phủ định các nguyên tắc có bản về tổ cức kinh tế tư bản tư nhân. thời kỳ khủng hoảng cơ chế thị trường kết hợp với điều tiết độc quyền tư nhân những năm 30 của thế kỷ XX đã đẩy mnạh sự can thiệp của nhà nước đối với quá trinhỳ tái snả xuất xã hội, mở ra thời kỳ vận dụng tích cực sự điều tiết có ý thức từ một trung tâm là nhà nước , một bước phủ định cao hơn nguyên tắc có bản của tổ chức tư bản tư nhân.