I Mô hình thể chế trong hệ thống điều chỉnh kinh tế của Nhà nước Tư bản hiện đại.

Một phần của tài liệu SỰ ĐIỀU TIẾT KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TƯ BẢN HIỆN ĐẠI LÀ ĐÒI HỎI KHÁCH QUAN (Trang 31 - 35)

III - Mô hình thể chế trong hệ thống điều chỉnh kinh tế của Nhà nước Tư bản hiện đại. Tư bản hiện đại.

1. Hệ thống chính sách kinh tế và mô hình thể chế kinh tế cơ bản

Chính sách kinh tế là hình thức thể chế hoá các công cụ kinh tế theo những mục tiêu chính trị, kinh tế , xã hội nhất định của Nhà nước, trong đó một số công cụ kinh tế giữ vai trò chính và nhằm thực hiện một mục tiêu kinh tế chủ đạo cụ thể. Những chính sách kinh tế này chỉ là sự thể hiện vai trò điều chỉnh kinh tế của Nhà nước ở các lĩnh vực kinh tế hoặc ở một khu vực nào đó của quá trình tái sản xuất xã hội. Song nhiệm vụ điều chỉnh kinh tế của Nhà nước Tư bản là sự tác động vào sự vận động của toàn bộ nền kinh tế, vào quá trình tái sản xuất xã hội, do đó chính sách kinh tế mà nó sử dụng là một hệ thống bao gồm các chính sách được vận dụng ở tất cả cá lĩnh vực cụ thể. Hệ thống chính sách kinh tế của Nhà nước Tư bản hiện đại là sự vận dụng tổng hợp các chính sách kinh tế theo sự chỉ đạo theo một hướng lý thuyéet nhất định trong đó lấy một chính sách kinh tế làm chính sách chủ yếu và được định hướng vào một mục tiêu then chốt.

Mô hình thể chế kinh tế là sự thể hiện tập trung và khái ưúat hình ảnh của hệ thống điều chỉnh kinh tế của Nhà nước Tư bản trong đó chứa đựng nhiều mâu thuẫn và bất cập. Mục đích mà sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế đạt tới lý luận Tư sản được diễn đạt như một ma trận đó là tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, việc làm đầy đủ cho người lao động, ổn định giá cả và cân bằng cán cân thanh toán. Toàn bộ mục tiêu này nhằm thực hiện nhiệm vụ kinh tế chính trị xã hội cơ bản là bảo tồn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và mang lại lợi nhuận cao cho nhà tư bản trong điều kiện tỉ xuất lợi nhuận có xu hướng giảm xút. Bốn chỉ tiêu trên là tiêu chuẩn đánh giá sự thnàh bại trong hoạt động điều chỉnh kinh tế của nhà nước, tiêu chuẩn đánh giá nền kinh tế có lành mạnh hay không và chỉ rõ tính chất định hướng rõ rệt trong hoạt động điều chỉnh kinh tế của nhà nước.

Sự vận động của nền kinh tế TBCN chứa đựng trong lòng nó những mâu thuẫn cơ bản khiến cho mọi cố ganưgs chủ quan của con người nhằm điều chỉnh sự vận

động của nó cũng chỉ là những hoạt động thích ứng tạm thời và luôn phỉa thay đổi theo sự vận động và phát triển sức sản xuất xã hội.

Như đã biết, trong mô hình thể chế kinh tế bao giờ cũng có một chính sách giữ vai trò chính yếu và nhằm thực hiện một mục tiêu then chốt. Việc điều chỉnh kinh tế theo mô hìh của nhà nước tư bản làm cho nền kinh tế vận động tiến gần đến mục tieeu này và làm cho nó ngày càng xa rời mục tiêu khác.

2. Mô hình thể chế kinh tế đặc thù.

Để hiểu rõ hơn về mô hình thể ché kinh tế của nhà nước hiện đại ta xét một số mô hình kinh tế điển hinhf của các nước tư bản phát triển là Mỹ và Nhật bản.

* Mô hình thể chế kinh tế ngắn hạn của Mỹ.

Khác với các nước Tây âu, sau đại chiến thé giới thứ hai, Mỹ không quốc hữu hoá một số ngành công nghiệp, tỉ trọng thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân của Mỹ rất nhỏ và cũng không thực hiện kế hoạch hoá kinh tế như Nhật, Pháp…Họ chưa bao giờ lập kế hoạch kinh tế trung hạn và dài hạn có tính chất tổng thể, mà nhà nước Myc tiến hành điều chỉnh nền kinh tế theo các trương trình kinh tế cụ thể nhằm giải quyết dứt điểm những vấn đề kinh tế nổi cộm trong từng giai đoạn để tạo điều kiện cho quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa tiến hành trơn tru hơn.

Từ những năm 30 tới nay, đặc trưng chủ yếu trong sự phát triển của Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước Mỹ là thi hành thể chế điều chỉnh kinh tế ngắn hạn.

Phương thức Nhà nước Mỹ can thiệp vào kinh tế chủ yếu là điều chỉnh tài chính, tiền tệ và tín dụng. Chính sách tài chính, tiền tệ và tín dụng. chính sách tài chính là biện pháp kinh tế được Mỹ thường xuyên sử dụng để điều tiết, đặc biệt là cấp vốn đầu tư, trợ cấp tài chính và giảm miễn thuế. Ví dụ để kích thích đầi tư tư nhân Chính phủ Mỹ đã ban hành luật thuế mới làm cho thuế suất giảm mạnh.

chính sách tiền tệ của chính phủ Mỹ chủ yếu được thực hiện thông qua hoạt động của hệ thống dự trữ liên bang để thay đổi tỷ lệ dự trữ pháp định, tỷ lệ chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở. Thông thương, chính phủ Mỹ bao giờ cúng kết hợp chính sách tài chính với chính sách tiền tệ để điều chỉnh kinh tế theo các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh tế nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển và ổn định.

Qua đó ta thấy rõ mô hình điều chỉnh kinh tế của Nhà nước Mỹ là mô hình điều chỉnh kinh tế ngắn hạn, trong đó lấy chính sách tài chính làm trung tâm để kết hợp với chính sách kinh tế khác thành hệ thống tổng hợp. Mô hình này khắc phục kịp thời các cú sốc kinh tế nhằm bảo đảm thực hiện thành công các chương trình kinh tế đã vạch ra.

* Mô hình thể chế kinh tế quan dân hỗn hợp của Nhật Bản.

Nhà kinh tế học người Anh cho rằng, cơ sở tăng trưởng kinh tế tốc độ cao của Nhật Bản là sự kết hợp chặt chẽ giữa các xí nghiệp dân gian với chính phủ mà nhà ngành sản xuất là đại biểu mô hình này được thực hiện từ sau chiến tranh cho tới nay. Mô hình thể chế này có bốn đặc trưng rõ nét :

=> Một là chính quyền, người sản xuất, học giả cùng hiệp thương đưa ra quyết sách sau đại chiến thế giới thứ hai thể chế này được biều dưới hình thức hội nghị thẩm định là cơ cấu hội nghị trong đó dân chúng và chính phủ cùng bàn đại sự. Tại hội nghị chính phủ Nhật Bản cùng đại biểu các giới kinh doanh hiệp thương, định ra chính sách kinh tế. Song, là đại biểu của giai cấp Tư bản độc quyền lớn, Chính phủ Nhật giữ vai trò then chốt đối với quyết định cuối cùng về chính sách kinh tế.

=> Hai là, để điều chỉnh kinh tế ngoài các biện pháp tài trợ bằng thuế cho các xí nghiệp tư nhân vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn chính phủ Nhật Bản còn sử dụng một biện pháp đặc biệt phù hợp với tình hình nước Nhật là vốn cho vay

đàu tư tài chính. Nó là cơ sở vật chất lớn mạnh mà chính phủ sử dụng để hướng nền kinh tế vào các mục tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu SỰ ĐIỀU TIẾT KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TƯ BẢN HIỆN ĐẠI LÀ ĐÒI HỎI KHÁCH QUAN (Trang 31 - 35)