Đường dây truyền tải của hệ thống HVDC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của công nghệ truyền tải điện một chiều cao áp và khả năng áp dụng đối với hệ thống điện việt nam (Trang 39)

Các đường dây truyền tải một chiều có nhiệm vụ truyền tải công suất từ phía chỉnh lưu tới phía nghịch lưu.

- Đối với việc truyền tải điện năng công suất lớn trên mặt đất thì phương tiện truyền tải phổ biến nhất là đường dây trên không. Đường dây trên này thông thường là lưỡng cực (hai đường dây với hai cực tính khác nhau). Cáp HVDC thông thường

được sử dụng khi đi ngần dưới biển. Những kiểu phổ biến nhất của cáp ngầm là loại cách điện rắn và loại cách điện dầu, trong đó loại đầu tiên là kinh tế hơn cả. Cách

điện của nó bao gồm nhiều băng giấy cách điện được thấm dầu nhớt có độđậm đặc cao. Không có sự hạn chế về độ dài đối với loại cáp này và độ sâu cho phép có thể

lên đến 1000m . Loại cáp mà được đổđầy dầu có độđậm đặc thấp và luôn làm việc dưới một áp suất thì chiều dài tối đa cho phép cho kiểu cáp này là thường khoảng 60km. Sự phát triển các loại cáp mới đã và đang gia tăng trong những năm gần đây.

- Nguyên tắc để xác định kích thước của đường dây trên không và cột đỡ của

đường dây tải điện một chiều tương tự nhưđường dây xoay chiều. Tiết diện dây dẫn

được lựa chọn theo mật độ dòng điện kinh tế (Jkt). Việc phân pha được thực hiện nhằm tăng đường kính tương đương, nâng cao hiệu quả sử dụng của dây dẫn.

- Trên đường dây có treo hai dây chống sét bảo vệ (trong đó một dây kết hợp với cáp quang phục vụ thông tin) với góc bảo vệ là 180. Nối đất luôn được thực hiện

để giảm bớt sóng hài và giảm nhiễu đường dây thông tin.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của công nghệ truyền tải điện một chiều cao áp và khả năng áp dụng đối với hệ thống điện việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)