Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng

Một phần của tài liệu Cơ sở pháp lý của hoạt động đẩu thầu (Trang 51)

- Việc thưomg thảo, hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng

thầu phải dựa trên cơ sở sau đây: + Kết quả đấu thầu được duyệt.

+ Mẩu hợp đồng đã điền đủ các thông tin cụ thể của gói thầu. + Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu.

+ Các nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu và giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu trúng thầu (nếu có).

+ Các nội dung cần được thương thảo, hoàn thiện họp đồng giữa bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu.

- Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu

tiến hành ký kết hợp đồng.

Trường hợp việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét việc lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo. Trường hợp các nhà thầu xếp hạng tiếp theo cũng không đáp ứng yêu cầu thì báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Luận văn tốt nghiệp Cơ sở pháp lý của hoạt động đẩu thầu

+ Ký kết hợp đồng: hợp đồng được ký kết căn cứ vào các tài liệu sau đây:

■ Ket quả thưomg thảo, hoàn thiện hợp đồng;

■ Quyết định phê duyệt và văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu;

■ Hồ sơ dự thầu và các tài liệu giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà

thầu được lựa chọn;

■ Hồ sơ mời thầu.

+ Việc ký kết hợp đồng phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

■ Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực.

■ Thông tin về năng lực kỹ thuật, tài chính của nhà thầu được cập nhật tại

thời điểm ký hợp đồng phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

■ Có bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng có hiệu lực.

- Bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định tại điều 55 của Luật Đấu thầu như

sau:

+ Nhà thầu trúng thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng có hiệu lực, trừ lĩnh vực đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn và hình thức tự thực hiện.

+ Giá trị bảo đảm thực hiện họp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu và tối đa bằng 10% giá họp đồng; trường họp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện họp đồng phải cao hơn nhưng không quá 30% giá họp đồng và phải được người có thẩm quyền cho phép.

+ Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện họp đồng phải kéo dài cho đến khi chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).

+ Nhà thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện họp đồng trong trường họp từ chối thực hiện họp đồng sau khi họp đồng có hiệu lực.

■ Giá trị họp đồng không được vượt giá trúng thầu, trừ trường họp được

người cỏ thẩm quyền cho phép.

- Các bên ký họp đồng:

+ Họp đồng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu.

+ Trường họp là nhà thầu liên danh, phải có tất cả chữ ký của tất cả các thành viên liên danh.

về nội dung giao kết và trình tự giao kết các loại họp đồng cũng có nhiều điểm khác nhau. Nội dung giao kết của mỗi loại họp đồng cần hướng vào những điểm quan trọng là khác nhau giữa các loại họp đồng cần hướng vào những điểm quan trọng khác là khác nhau giữa các loại họp đồng. Đối với họp đồng sản xuất-xây lắp thì tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ thực hiện. Họp đồng mua bán hàng hoá điểm được nhấn manh là tài chính và độ thoả dụng của hàng hoá. Họp đồng tư vấn tiêu chuẩn được nhấn mạnh là tiêu chuẩn kinh nghiệm, khả năng cung cấp thông tin ... Trình tự ký kết các loại họp

54 Điều 61 Luật đấu thầu.

Luận văn tốt nghiệp Cơ sở pháp lý của hoạt động đẩu thầu

đồng trên cũng có nhiều khác nhau. Tuỳ theo từng loại đối tượng điều chỉnh của các loại Họp đồng mà hình thành lên các trình tự giao kết.

- Trình tự ký kết họp đồng xây lắp sau khi trúng thầu.

+ Trong thời hạn 30 ngày sau khi nhận được thông báo trúng thầu đom vị trung thầu phải gửi giấy bảo đảm thực hiện họp đồng và ký vào bản họp đồng rồi giử lại cho chủ đầu tư.

+ Chủ đầu tư chỉ ký họp đồng sau khi nhận được giấy bảo đảm thực hiện hợp đồng của đom vị trúng thầu.

+ Việc ký kết họp đồng xây lắp được tiến hành theo trình tự sau:

■ Hai bên hẹn nhau một ngày nhất định để ký họp đồng, hay bên mời thầu

gửi cho nhà thầu trúng thầu lịch biểu nêu rõ yêu cầu về thời gian thưomg thảo, nộp bảo đảm thực hiện họp đồng và ký kết họp đồng.

■ Hai bên gặp nhau trao đổi thỏa thuận các điều khoản trong Họp đồng,

nhưng dựa theo hồ sơ đấu thầu, không được ký các điều khoản trái với hồ sơ đấu thầu.

■ Thống nhất nội dung họp đồng và ký kết.

+ Nội dung Họp đồng cũng có thể được soạn thảo và được gửi cho các nhà thầu trong hồ sơ mời thầu. Họp đồng có thể ký kết ngay khi công bố nhà thầu trúng thầu.

+ Đối với những nhà thầu không trúng thầu, bên mời thầu sau khi công bố người trúng thầu sẽ trả lại tiền bảo đảm dự thầu cho các dự thầu không trứng thầu.

2.7. Trách nhiệm pháp lý của các bên trong hoạt động đấu thầu.

- Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư54.

+ Quyết định nội dung liên quan đến công việc sơ tuyển nhà thầu. + Phê duyệt danh sách các nhà thầu tham gia đấu thầu.

+ Thành lập tổ chuyên gia đấu thầu; lựa chọn một tổ chức tư vấn hoặc một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp theo quy định của Luật đấu thầu để thay mình làm bên mời thầu.

+ Phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật và danh sách xếp hạng nhà thầu.

+ Phê duyệt kết quả chỉ định thầu đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 20 của Luật đấu thầu.

+ Chịu trách nhiệm về việc đưa ra yêu cầu đối với gói thầu chỉ định thầu.

+ Chịu trách nhiệm về nội dung họp đồng, ký kết họp đồng với nhà thầu được lựa chọn và thực hiện đúng cam kết trong họp đồng đã ký kết với nhà thầu.

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu.

55 Điều 62 Luật đấu thầu.

56 Điều 63 Luật đấu thầu.

Luận văn tốt nghiệp Cơ sở pháp lý của hoạt động đẩu thầu

+ Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình

gây ra theo quy định của pháp luật.

+ Cung cấp các thông tin cho tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu.

+ Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu.

+ Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật đấu thầu.

- Quyền và nghĩa vụ của bên mòi thầu 55.

+ Bên mời thầu có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

■ Chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy

định của Luật đấu thầu.

■ Yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu.

■ Tổng họp quá trình lựa chọn nhà thầu và báo cáo chủ đầu tư về kết quả

sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu.

■ Thương thảo, hoàn thiện họp đồng trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà thầu

được duyệt.

■ Chuẩn bị nội dung họp đồng để chủ đầu tư xem xét và ký kết họp đồng.

■ Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình đấu thầu.

■ Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của

mình gây ra theo quy định của pháp luật.

■ Cung cấp các thông tin cho tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử

về đấu thầu;

■ Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu;

■ Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật đấu thầu. Trường họp bên mời thầu là chủ đầu tư thì ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn phải tuân thủ các quy định tại Điều 61 của Luật này.

- Quyền và nghĩa vụ của tổ chuyên gia đấu thầu 56.

+ Đánh giá hồ sơ dự thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời thầu.

+ Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

+ Bảo lưu ý kiến của mình.

+ Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và báo cáo kết quả đánh giá.

57 Điều 64 Luật đấu thầu.

58 Điều 65 Luật đấu thầu.

Luận văn tốt nghiệp Cơ sở pháp lý của hoạt động đẩu thầu

+ Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình

gây ra theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu51.

+ Tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc nhà thầu liên danh.

+ Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời thầu.

+ Thực hiện các cam kết theo hợp đồng với chủ đầu tư và cam kết với nhà thầu phụ (nếu có).

+ Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu. + Tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu.

+ Bảo đảm trung thực, chính xác ừong quá trình tham gia đấu thầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu.

+ Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

- Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức thẩm định 57 58.

+ Hoạt động độc lập, tuân theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan khi tiến hành thẩm định.

+ Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan. + Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình thẩm định.

+ Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thẩm định. + Bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm về báo cáo thẩm định của mình. + Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Sau khi tìm hiểu cơ sở pháp lý của hoạt động đấu thầu ta càng hiểu thêm về công tác đấu thầu ở Việt nam hơn. Thực chất đấu thầu còn là một giải pháp manh và hiệu quả nhất trong sự cạnh tranh của cơ chế thị trường. Ngoài ra nó còn góp phần kích thích sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước và phù họp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Vậy nhưng trong những năm vừa qua, mặc dù đã có luật Đấu thầu điều chỉnh nhưng hoạt động đấu thầu diễn ra chưa đúng với quy định và ít nhiều có những tiêu cực nhất định, không đảm bảo sự công bằng giữa các nhà thầu. Và sau đây người viết xin trình bày vấn đề này vào chương 3 của đề tài, với tiêu đề là thực trạng hoạt động đấu thầu và biện pháp hoàn thiện.

Luận văn tôt nghiệp Cơ sở pháp lý của hoạt động đẩu thầu

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẮU THẦU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 3.1. Đánh giá công tác đấu thầu trong thòi gian qua và sự cần thiết ban hành Luật đấu thầu.

Việc ban hành Luật đấu thầu là một yêu cầu cần thiết nhằm giúp phần tăng cường công tác quản lý dự án, khắc phục các tồn tại hiện có để mang lại hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng các nguồn tiền còn hạn hẹp của đất nước, đồng thời cũng xuất phát từ các lý do sau đây:

Một là, chủ trương ban hành văn bản pháp luật có tính pháp lý cao về đấu thầu

đỏ được Quốc hội thông qua từ nhiều năm trước đây. Dự án Pháp lệnh đấu thầu (PLĐT) đó được Quốc hội khóa X đưa vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 1999 và tiếp đó luôn được đưa vào chương trình xây dựng pháp luật hàng năm. Đến tháng 6/2005, Dự án PLĐT đó qua 10 lần dự thảo, trong đó Dự thảo lần 10 đó được Chính phủ thông qua và trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Tuy nhiên, do tầm quan trọng của công tác đấu thầu, phù họp với xu hướng tăng cường ban hành luật của Quốc hội và yêu cầu hội nhập quốc tế, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đó yêu cầu Chính phủ nâng Pháp lệnh đấu thầu thành Luật đấu thầu.

Hai là, việc ban hành Luật đấu thầu sẽ tạo ra sự thống nhất trong quy định đối

với việc chi tiêu sử dụng vốn nhà nước, từ đó khắc phục được những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện do có các quy định khác nhau về đấu thầu tại nhiều văn bản pháp lý. vấn đề chi tiêu sử dụng nguồn vốn nhà nước luôn phức tạp, tiềm ẩn các hành vi gây thất thoát, tiêu cực nên mỗi nước đều ban hành các văn bản pháp lý cao nhất đế quản lý với tên gọi như Luật Mua sắm công,...

Ba là, để phù họp với tiến trình hội nhập quốc tế và tình hình kinh tế - xã hội

của đất nước, việc ban hành Luật đấu thầu sẽ tăng cường tính pháp lý cao nhất của các quy định về đấu thầu, phù hợp với xu hướng luật hóa của nước ta và các nước trên thế giới.

Bon là, Luật đấu thầu được ban hành sẽ làm cơ sở pháp lý chủ yếu, là Luật gốc

về đấu thầu đối với các hoạt động chi tiêu sử dụng vốn nhà nước, đồng thời là khung pháp lý cho các đối tượng khác áp dụng khi xét thấy phù hợp. Hiện tại, khá nhiều văn bản Luật chuyên ngành khi đề cập về đấu thầu thường quy định là phải thực hiện theo các quy định của pháp luật về đấu thầu (được hiểu là Luật đấu thầu). Theo đó, Luật đấu thầu được ban hành sẽ làm căn cứ dẫn chiếu cho các luật khác, tạo sự thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện.

Luận văn tốt nghiệp Cơ sở pháp lý của hoạt động đẩu thầu

Năm là, việc ban hành Luật đấu thầu chắc chắn sẽ là sự kiện có tính thuyết phục

cao trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và đây sẽ là một minh chứng thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng cao địa vị pháp lý, tăng cường tính công khai, minh bạch của công tác đấu thầu tại Việt Nam. Đồng thời, Quy chế Đấu thầu cũng như Dự thảo Luật đấu thầu đã được soạn thảo trước đây về cơ bản phù họp với thông lệ đấu thầu mua sắm công trên thế giới, trên cơ sở tiếp thu cỏ chọn lọc các quy định mua sắm công của các nước và của các tổ chức quốc tế, như quy định của các nhà tài trợ WB, ADB, JBIC..., Luật mẫu của UNCITRAL về đấu thầu (do Uỷ ban Luật Thương mại Quốc tế của Liên họp quốc ban hành), Luật Mua sắm công của một số nước trên thế giới..

♦♦♦ Những thuận lợi của hệ thống pháp luật do đấu thầu mang lại.

Trước khi luật đấu thầu được ban hành mặc dù đã có một số hệ thống văn bản điều chỉnh hoạt động quản lý đầu tư, xây dựng và hoạt động đấu thầu, nhưng những văn bản này chưa hoàn thiện nên thực sự chưa phát huy tác dụng, hoạt động đấu thầu diễn ra lẻ tẻ mờ nhạt. Cho tới ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc Hội ban hành Luật đấu thầu là một thành công rất to lớn tạo ra tính năng động, hiệu quả để đưa nước ta từng bước hoà nhập chung với tiến trình phát triển của thế giới.

Luật đấu thầu tạo ra hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động đấu thầu. Đối với các chủ đầu tư còn chưa quen với hoạt động đấu thầu thì họ sẽ dựa vào luật đấu thầu để tổ chức đấu thầu thuận lợi hơn. Khi tổ chức đấu thầu, bên mời thầu sẽ thuận lợi hơn

Một phần của tài liệu Cơ sở pháp lý của hoạt động đẩu thầu (Trang 51)