Đối với những quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu Lao động là người tàn tật lý luận và thực tiễn (Trang 55 - 67)

5. Kết cấu luận văn

3.2.1. Đối với những quy định của pháp luật

Bộ luật lao động nước ta được ban hành đánh dấu một bước phát triển về mặt lập pháp. Tuy nhiên, sau nhiều năm vận hành mặc dù đã phát huy được những mặt tích

56 Công Tâm, "Khuyết ” quỹ dành cho người khuyết tật, đăng tại

cực góp phần rất lớn vào việc điều chỉnh quan hệ pháp luật lao động. Nhưng do sự phát triển không ngừng của xã hội hoặc khoảng cách giữa việc áp dụng pháp luật vào thực tế còn nhiều hạn chế nên ít nhiều đã bộc lộ nhiều mặt hạn chế. Trước tình hình đó thì Quốc hội nước ta đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung một số điều trong Bộ luật Lao động năm 1994 qua các năm 2002, 2006, 2007. Nhưng vẫn có một số vấn đề liên quan đến lao động nguời tàn tật trong Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung và các văn bản hướng dẫn người viết vẫn thấy còn nhiều điểm bất cập.

Thứ nhất, Theo Điều 14 Nghị định số 81/CP của Chính phủ ngày 23/11/1995 sửa

đổi, bổ sung theo Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23/4/2004 thì. “Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi hình thức sở hữu phải nhận một tỷ lệ lao động là người tàn tật vào làm việc, theo quy định sau đây:

Từ 2% đối với doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất điện năng, luyện kim, hoá chất, địa chất, đo đạc bản đồ, dầu khí, khai thác mỏ, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ bản, vận tải;

Từ 3% đối với doanh nghiệp thuộc các ngành còn lại”.

Theo như quy định việc doanh nghiệp phải nhận một tỷ lệ người khuyết tật vào làm việc thì vấn đề đặt ra ở đây là người khuyết tật như thế nào sẽ được nhận, mức độ khuyết tật như thế nào, quy định này áp dụng cho tất cả người khuyết tật hay chỉ áp dụng đối với người khuyết tật nặng. Người khuyết tật bao gồm nhiều nhóm khác nhau với những khả năng rất khác nhau tùy vào dạng tật của mình. Do đó, việc quy định tỷ lệ số lượng người khuyết tật vào làm việc phải được quy định thật cụ thể, chi tiết. Các con số 2% hay 3% chỉ mới nói lên được số người mà doanh nghiệp phải nhận vào làm việc mà không phản ánh được dạng khuyết tật như thế nào thì phù họp với ngành nghề nào. Cỏ một số ngành như: Dầu khí, khai thác mỏ, khai thác khoán sản, luyện kim... đều là những ngành nghề rất nặng nhọc, áp lực công việc rất cao và đòi hỏi sức khỏe là chính. Trong khi đó, đa số người khuyết tật sức khỏe rất kém có người bị hạn chế 30% đến 40% sức khỏe thì làm sao họ có thể đáp ứng yêu cầu một số công việc trên.

Neu như bắt buộc người sử dụng lao động phải nhận đủ tỷ lệ người khuyết tật vào làm là không khả thi vì các doanh nghiệp không biết sẽ bố trí người khuyết tật vào làm công việc gì, sắp xếp công việc cho họ như thế nào. Ngoài ra còn phải xây dựng lối đi, phòng vệ sinh riêng, trang thiết bị làm việc... dành riêng cho người khuyết tật. Cho nên thà chủ doanh nghiệp chọn phương án đóng một số tiền vào Quỹ việc làm cho người khuyết tật hơn là nhận người khuyết tật vào làm. Vì thế ngoài số phần trăm mà luật quy định người sử dụng lao động bắt buộc phải nhận vào thì người viết có đề xuất

như sau: luật nên quy định chi tiết hom dạng khuyết tật như thế nào sẽ phù họp với dạng ngành nghề nào, bị hạn chế khả năng lao động bao nhiêu phần trăm thì sẽ đáp ứng đủ điều kiện của ngành nghề nào hoặc thay vĩ đưa ra tỷ lệ bắt buộc mà doanh nghiệp phải nhận theo ngành nghề nhất định thì luật nên có chính sách hỗ trợ một số tiền vay không lãi suất nhất định/người lao động tàn tật nếu như doanh nghiệp nhận vào, ví dụ 50 đến 100 triệu đồng/người lao động tàn tật. Có như vậy thì việc giải quyết việc làm cho người khuyết tật sẽ khả thi hom.

Ngược lại, nếu như tất cả doanh nghiệp đều lấy lý do là loại hình doanh nghiệp không phù họp với lao động là người tàn tật và chọn giải pháp đóng một khoản tiền hàng tháng vào Quỹ việc làm dành cho người khuyết tật hoặc có những doanh nghiệp còn trốn tránh nghĩa vụ đóng tiền vào Quỹ, thì số lượng người khuyết tật không có việc làm sẽ rất cao. vấn đề này thì người viết có những đề xuất như sau: cần tăng cường chế tài (tăng số tiền phạt mà doanh nghiệp phải đóng vào quỹ nhiều hom khoản tiền mà luật quy định hiện nay là mức lưomg tối thiểu theo quy định của Chính phủ nhân với số người còn thiếu) đối với các doanh nghiệp không nhận đủ tỷ lệ lao động người tàn tật hoặc không đóng tiền vào Quỹ, đồng thời cũng nên có thêm nhiều chính sách ưu đãi các doanh nghiệp nhận nhiều người khuyết tật. Bên cạnh đó phải không ngừng tăng cường lực lượng kiểm ừa, giám sát thực hiện các quy định của pháp luật lao động về người tàn tật, có như vậy việc giải quyết việc làm cho người khuyết tật mới thực hiện được triệt để.

Thứ hai, theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Lao động nước ta thì người lao động

làm việc ừong điều kiện bình thường thì mỗi năm sẽ được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lưomg là 12 ngày đối với các công việc bình thường, 14 ngày đối với công việc nặng nhọc, độc hại và 16 ngày đối với công việc đặc biệt độc hại, nặng nhọc.

Theo người viết thì nên quy định thêm cho lao động người tàn tật được nghỉ 14 ngày làm việc trong điều kiện bình thường vì người lao động tàn tật thường hạn chế sức khỏe hom so với các lao động bình thường khác, đặc biệt là người lao động nữ tàn tật nên cần phải có thời gian nghỉ nhều để phục hồi sức khỏe. Việc quy định này còn thể hiện được sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước ta đối với các đối tượng yếu thế trên.

Thứ ba, theo quy định tại khoản 3 Điều 125 Bộ luật Lao động nước ta, Điều 34

luật Người khuyết tật năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì nếu doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc vượt tỷ lệ quy định thì nhà nước sẽ có chính sách ưu đãi như: miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng,

mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, việc quy định trên thì nhiều người sử dụng lao động cho rằng các quy định của pháp luật còn quá chi ly, nhiêu khê, mất nhiều thời gian và công sức. Các doanh nghiệp muốn được hưởng ưu đãi thì phải lập hồ sơ theo các tiêu chí pháp luật quy định, thực hiện rất nhiều công đoạn, quy trình phức tạp... mà việc miễm giảm không đáng là bao nên nhiều doanh nghiệp không mấy quan tâm.

Theo người viết thì các văn bản hướng dẫn thủ tục miễn, giảm thuế, các chính sách cho vay ưu đãi nên đom giản hơn. cần thực hiện triệt để các chính sách ưu đãi trên của Đảng và Nhà nước thì các doanh nghiệp mới thực sự quan tâm đến việc nhận người khuyết tật vào làm việc.

Ngoài ra các khoản tiền lương và thu nhập của người lao động tàn tật hay các chi phí đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, tạo môi trường làm việc phù họp với người khuyết tật thì theo quy định của pháp luật hiện hành được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Từ đó góp phần làm tăng giá thành sản phẩm, giảm năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, việc huy động vốn đầu tư trang, thiết bị làm việc cho người lao động tàn tật thì buộc doanh nghiệp phải vay nếu không có vốn, mà vay thì phải trả lãi nên các doanh nhiệp thường phải tính đến hiệu quả đầu tư của việc trang bị cơ sở vật chất phù họp với người khuyết tật đồng thời với các chi phí đầu tư khác của doanh nghiệp.

Chính vì những lý do trên theo người viết thì những khoản chi phí cho người lao động tàn tật không nên tính vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời các nguồn vốn vay để tạo điều kiện làm việc phù họp cho người khuyết tật thì các nguồn vốn này nên là vốn vay không lãi từ các ngân hàng nhà nước hay từ Quỹ việc làm của người khuyết tật.

Thứ tư, Theo Điều 21 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày

31/12/2002 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương thì “Lao động là người tàn tật quy định tại Điều 125 của Bộ luật lao động, nếu cùng làm công việc như lao động bình thường, thì được trả lương như nhau”. Đây là quy định của pháp luật nhằm bảo vệ người lao động tàn tật trong vấn đề tiền lương, nhưng khi phân tích điều luật người viết vẫn thấy bất cập đó là. Ở nước ta người sử dụng lao động thường chọn hình thức trả lương cho người lao động theo các cách sau: trả lương theo thời gian làm việc, trả lương theo sản phẩm hoặc theo hình thức khoán. Neu như người sử dụng lao động có nhận người lao động tàn tật vào làm việc, theo người viết thì người sử dụng lao động sẽ ít chọn phương thức trả lương theo

thời gian vì người khuyết tật làm việc không được quá 7 giờ trong một ngày, trong khi khả năng và năng suất làm việc của người khuyết tật không thể bằng người bình thường rồi, mà lại có thời gian làm việc ngắn hom nữa. Điều này sẽ gây bất lợi cho người sử dụng lao động nên họ sẽ không chọn hình thức trả lưcmg này. Neu doanh nghiệp chọn hình thức trả lưomg theo sản phẩm hoặc khoán thì sẽ bất lợi cho người lao động tàn tật, họ sẽ cỏ thu nhập rất thấp hoặc do nhu cầu công việc họ có thể bị bóc lột sức lao động.

Quy định của pháp luật nhằm bảo vệ người lao động trong vấn đề tiền lưcmg vô hình chung lại là đều bất lợi cho họ trong vấn đề việc làm, do người sử dụng lao động ít khi tuyển dụng họ. Do đó, cần phải quy định một chế định cụ thể về tiền lưcmg cho đối tượng lao động tàn tật nhằm bảo vệ được họ trong vấn đề tiền lưcmg đồng thời không hạn chế khả năng người sử dụng lao động tuyển dụng họ theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ năm, tăng cường thanh tra lao động của các cơ quan quản lý nhà nươc về

lao động. Hiện nay tình hình vi phạm pháp luật về lao động đang diễn biến rất nhiều và ngày càng phức tạp trong đó có cả lao động người tàn tật, do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại đất nước, đặc biệt là khi nước ta gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới. Người lao động tàn tật do sự hạn chế về thể trạng, trình độ nghề nghiệp nên họ là đối tượng rất dễ bị chi phối của người sử dụng lao động. Vì thế vấn đề đặt ra là phải tăng cường công tác thanh tra lao động từ địa phương đến trung ương nhằm phát hiện vi phạm, xử lý kịp thời tránh gây thiệt cho người lao động tàn tật khi tham gia quan hệ lao động. Tuy nhiên, công tác thanh tra vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, không đủ nguồn nhân lực, chi phí phục vụ cho quá trình thanh tra còn nhiều khỏ khăn. Theo ông Nguyễn Văn Tiến, Phó chánh thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cho biết đội ngũ thanh tra Bộ và Tổng cục Dạy nghề năm 2008 có 50 người, 300 người còn lại phân bổ ở 64 tỉnh thành. Nhiều nhất là TP HCM với 33 người, kế đó là Hà Nội 10 người. Có tình như Bắc Kạn chỉ 2 người. Trong khi đó năm 2008 cả nước có tới 250.000 doanh nghiệp, đến năm 2010 thì cả nước có 470 thanh tra viên nhưng lại có đến 350.000 doanh nghiệp. Ngoài việc thanh tra an toàn lao động, thực hiện chính sách pháp luật về lao động, lực lượng này còn phải thanh tra việc thực hiện chính sách đối với người có công, trẻ em và gần đây là triển khai phòng chống tham những, áp dụng cơ chế một cửa trong tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại57. Như vậy số lượng thanh tra viên trên số lượng doanh nghiệp cả nước là

điện tử vnexpress.net, ngày

quá ít, cứ 1 thanh tra viên/745 doanh nghiệp. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến thực trạng vi phạm pháp luật lao động hiện nay.

Để công tác thanh ưa được thực hiện triệt để cần quán triệt đúng đắn và đầy đủ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ừong lĩnh vực lao động. Bên canh đó cần phải tăng cường lực lượng thanh ưa viên về mặt chất lượng và số lượng, tăng cường kinh phí cho hoạt động thanh ưa, không ngừng năng cao trình độ, nghiệp vụ, tinh thần ưách nhiệm cho họ. Đồng thời cần thiết lập hệ thống thông tin từ phía người lao động và thanh ưa nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường họp vi phạm pháp luật lao động nói chung và vi phạm về lao động người tàn tật nói riêng.

Thứ sáu, tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật lao động của các doanh nghiệp.

Theo quy định tại Nghị định số 47/2010/NĐ-CP ngày 06/05/2010 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động ưong đó có lao động là người tàn tật. Tuy nhiên, việc quy định chế tài như vậy người viết thấy quá ít so với lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được khi vi phạm pháp luật lao động. Do hạn chế về công tác thanh ưa và chế tài chưa nặng nên tình hình vi phạm pháp luật lao động là rất cao. Trong một ngày, một tuần, thậm chí là một tháng khi người sử dụng lao động vi phạm pháp luật lao động thì doanh thu mà họ thu về rất lớn, ưong khi đó khi bị phát hiện thì chế tài là chỉ vài ưãm nghìn đến vài triệu đồng. Do đó, nếu xét về số tiền lợi nhuận và mức xử phạt như hiện nay thì người sử dụng lao động thà nộp phạt còn hom. Nên theo người viết việc người sử dụng lao động vi phạm các quy định pháp luật về lao động đối với người lao động tàn tật thì mức xử phạt nên thật cao, thậm chí cao hom cả lợi nhuận mà họ thu về do vi phạm. Đồng thời nên có các biện pháp khác như tịch thu giấy phép kinh doanh, cấm hành nghề, bồi thường những thiệt hại cho người lao động ưong những trường họp vi phạm.

Ngoài ra cần phải tăng cường thẩm quyền xử lý các vụ vi phạm pháp luật lao động cho các cơ quan nhà nước ở địa phương, có như vậy việc xử lý vi phạm mới được xử lý nhanh chóng ưánh tình ưạng khi phát hiện ra vi phạm rồi phải chờ cơ quan cấp ưên. Nếu như vậy sẽ gây mất nhiều thời gian cho việc chờ cơ quan cấp ưên về giải quyết ương khi những vụ vi phạm thì chính quyền địa phương vẫn có khả năng tự giải quyết được.

3.2.2. Đối với việc áp dụng pháp luật vào thực tế

Thứ nhất, về học nghề thì cần có sự quan tâm của các ngành và toàn xã hộL

của các doanh nghiệp thì nên nâng cao cơ hội cho người khuyết tật học nghề, có việc làm cần có sự phối họp đồng bộ, có hiệu quả của các ngành hữu quan và sự quan tâm của cả cộng đồng. Phải phổ cập và nâng cao trình độ văn hóa cho người khuyết tật, tạo điều kiện cho họ học tập và học ngày càng tốt. cần tạo đào tạo cho người khuyết tật ở

Một phần của tài liệu Lao động là người tàn tật lý luận và thực tiễn (Trang 55 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w