Các thực trạng khác

Một phần của tài liệu Lao động là người tàn tật lý luận và thực tiễn (Trang 52 - 55)

5. Kết cấu luận văn

3.1.4. Các thực trạng khác

Thứ nhất, nhiều cơ sở dành riêng cho người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn

trong việc xin hỗ ừợ vốn, mặt bằng, ừang thiết bị... để sản xuất kinh doanh. Pháp luật lao động nước ta và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng như các luật liên quan đến người khuyết tật đều quy định là các doanh nghiệp dành riêng cho người người khuyết tật sẽ được hưởng những những chính sách ưu đãi của nhà nước về các khoản vốn vay, ưu tiên cho thuê đất, trợ cấp các trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh... và rất nhiều những chính sách ưu đãi khác. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề vốn, mặt bằng kinh doanh, trang thiết bị vật chất. Các chủ doanh nghiệp này, phần lớn là người khuyết tật, bản thân họ rất tâm huyết với hoạt động của đơn vị. Để có nguồn vốn cho doanh nghiệp hoạt động, họ đã thế chấp cả tài sản của gia đình. Tuy nhiên, giá trị tài sản của họ không lớn, nên khả năng huy động vốn cũng rất thấp.

Hầu hết các cơ sở hoạt động dành riêng cho người khuyết tật này có quy mô nhỏ, nguồn lực huy động ít, tiềm năng phát triển chưa cao. Điều kiện về trang thiết bị,

29/12/2008, tại http://giadinh.net.vn/2008 1229082612630p0cl005/giam-doc-tra-tan- hoc-vien-khuyet-tat.htm

nhà xưởng rất hạn chế. Nhiều cơ sở không có mặt bằng để sản xuất kinh doanh, phải đi thuê của tư nhân với chi phí cao, trong khi khả năng có hạn nên không thể mở rộng quy mô hoạt động như Công ty trách nhiệm hữu hạn người khuyết tật N. Trung tại thành phố Đà Nằng. Nhiều cơ sở hoạt động có hiệu quả như (Trung tâm hướng nghiệp sản xuất kinh doanh Mây tre và Văn phòng phẩm của Hội người mù) nhưng không có tài sản thế chấp nên không thể vay vốn với mức cao, chỉ được vay theo hình thức tín chấp nên mức vay rất hạn chế, ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp53.

Không được đào tạo nghề, không được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều chính sách liên quan đến người tàn tật chưa đi vào cuộc sống..., đó là những rào cản khiến người tàn tật Việt Nam rất khó tìm việc làm, hòa nhập với cộng đồng.

Bà Lê Thị Hiền, chủ cơ sở dạy nghề làm hoa, tranh thêu, đồ mỹ nghệ cho 20 thanh thiếu niên khuyết tật tại Hà Nội cho hay: "Cái khó nhất của chúng tôi hiện nay là thuê mặt bằng sản xuất. Cơ sở chỉ rộng 35 mét vuông, trong đó 16 mét vuông phải dành cho các em sinh hoạt, ăn ở tại chỗ (vì nhiều em không tự đi lại được). Với diện tích này và số người vừa học, vừa làm từ 16 đến 20 thì chỉ ngồi không thôi đã rất chật, chứ không nói tới làm việc".

Một điều khiến bà Hiền luôn lo lắng đó là vốn. Để gây dựng cơ sở, bà phải vay mượn tiền của bạn bè, người thân. Tuy nhiên bạn bè chỉ vay được 1-2 lần với số tiền hạn chế. Mà đi vay ngân hàng thì cơ sở của bà chưa có tư cách pháp nhân để hoạt động, nên không vay được. Không đủ vốn, nhiều khi bà rất tiếc nuối vì bỏ lỡ họp đồng, lỡ mất cơ hội tạo thêm việc làm và thu nhập cho các em.

Cũng có những trăn trở như bà Hiền, ông Nguyễn Văn Nhâm tại Hà Nội, chủ một doanh nghiệp sản xuất cao su, trực thuộc Hội Người mù Việt Nam, cho biết, cơ sở của ông có 55 người tàn tật, đa số làm việc rất tốt, thu nhập ổn định. Hiện ông Nhâm rất muốn mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm cho những người cùng hoàn cảnh mù lòa như ông, nhưng lại thiếu mặt bằng, thiếu vốn. Đáng ra cơ sở của ông phải được xếp là cơ sở sản xuất của người tàn tật, được hưởng vốn vay ưu đãi. Nhưng từ năm 2002 đến nay, ông đề nghị Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội xuống xem xét để xác nhận thì họ bảo chờ nhưng ông không biết còn chờ đến bao giờ nữa54.

53 Nguyên Hoa, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người khuyết tật, đăng

trên trang thông tin điện tử

Sở lao động thưcmg binh và xã hội Đà Nang, tại

http://ldtbxh.danang. gov.vn/publỉc

ttcn.do:jsessỉonỉd=B2717D40F161D6465FCEB76B546BE73F?

18/4/2004 tại http://vietbao.vn/Xa-hoi/Tim-viec-lam-cho-nguoi-tan-tat-bi-du- duong/10859208/157/

Thứ hai, về việc thành lập Quỹ việc làm cho người khuyết tật. Theo quy định

của pháp luật lao động nước ta và những văn bản hướng dẫn thi hành thì doanh nghiệp phải đóng vào Quỹ việc làm dành cho người khuyết tật một số tiền tưorng ứng với tỷ lệ mà doanh nghiệp không nhận đủ. Những quy định về việc thành lập Quỹ việc làm dành cho người khuyết tật tính đến nay đã có từ 10 - 14 năm nhưng đến nay nó vẫn chỉ nằm trên giấy, rất ít tỉnh, thành phố thực hiện tốt quy định này. Theo thống kê của Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), tính đến năm 2009 cả nước chỉ có 11 tỉnh thành lập quỹ bao gồm: Bắc Ninh, Bình Dương, Hải Dương, Gia Lai, Đồng Nai, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Đà Nằng và Bình Định. Còn theo số liệu được Văn phòng Điều phối hoạt động của người tàn tật công bố, hiện quỹ này chỉ còn hoạt động ở 3 tình là Bắc Ninh, Quảng Ninh và Hải Dương. Tại Hà Nội, nơi có hơn 80.000 doanh nghiệp đủ mọi thành phần đang hoạt động. Đi kèm với số lượng doanh nghiệp không nhỏ này có đến cả triệu công nhân. Theo quy định, các doanh nghiệp này phải có trách nhiệm sử dụng từ 2-3% trên tổng số công nhân là người khuyết tật thì một lượng lớn người khuyết tật đã được giải quyết việc làm. Nhưng trên thực tế số doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Đồng nghĩa với điều này thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội sẽ có một khoản không nhỏ truy thu từ các doanh nghiệp vào quỹ việc làm cho người khuyết tật. Theo bà Đỗ Thị Xuân Phương Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội thì: vướng mắc lớn nhất đó là việc truy thu khoản tiền từ các doanh nghiệp không nhận người lao động khuyết tật. Bên cạnh đó việc xuất hiện một quỹ mới đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ hoặc chuyên trách, hoặc kiêm nhiệm đều phải có thù lao cho đội ngũ này.

Còn theo Ông Phạm Gia Luật, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam cho biết, hiện Sở vẫn chưa thành lập được quỹ này. Nguyên nhân là do kinh phí để dành cho quỹ hiện chưa có. Ông nói: “Theo quy định, quỹ được cung cấp từ ngân sách địa phương nhưng do tỉnh còn nghèo nên chưa thể có, chỉ có ngân sách để rót vào quỹ bảo trợ xã hội. Nguồn thu từ doanh nghiệp cũng rất khó, còn từ nguồn tài trợ, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cũng hết sức hạn chế. Lập ra mà không có quỹ thì phỏng có ích gì”55 .

Cũng là địa phương đã tiến hành thành lập quỹ nhưng tỉnh Đồng Nai vẫn chưa thể đưa nguồn quỹ này vào hoạt động. Ông Vũ Ngọc Ấn, Chi cục phó Chi cục Bảo trợ

55 Công Tâm, "Khuyết" quỹ dành cho người khuyết tật, đăng trên Báo điện tử của

Báo Gia đình hội,

ngày 21/09/2009, tại http://giadinh.net. vn/20090921074345969p0cl002/ldĩuvet- quv-danh-cho-nguoi-khuvet-

xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em tỉnh Đồng Nai cho biết: “Quỹ được thành lập cuối năm 2006 nhưng chưa thể truy thu số tiền từ các doanh nghiệp không nhận lao động khuyết tật. Hiện quyết định thu vẫn chưa được tỉnh phê duyệt nên chúng tôi chưa thể có cơ sở để thực hiện”. Tỉnh Hải Dương là một trong 3 tỉnh đến nay quỹ việc làm dành cho người khuyết tật còn hoạt động. Nhưng hiện tại Quỹ của tỉnh rất ít chỉ vài trăm triệu đồng, do quỹ quá ít nên thu mấy năm nay nhưng vẫn để nguyên vì chưa biết sử dụng vào mục đích nào cho họp lý, có hiệu quả. Trái ngược với Hải Dương, tỉnh Quảng Ninh mỗi năm thu được một số tiền không nhỏ là 1,5 tỉ đồng từ các doanh nghiệp không nhận lao động khuyết tật theo quy định. Có tiền nhưng ngành lao động của tỉnh này cũng chưa biết phải chi số tiền trên như thế nào. Ông Hà Minh Tâm, Chánh văn phòng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tình Quảng Ninh cho biết: “Quỹ việc làm dành cho người khuyết tật của tình thảnh lập, hoạt động được 3 năm nay. Mỗi năm thu của các doanh nghiệp không nhận lao động khuyết tật từ 1,3- 1,5 tỷ đồng. Với số tiền này, chúng tôi cũng chưa biết nên chi như thế nào cho đúng”56.

Từ những thực tế trên cho thấy nguyên nhân dẫn đến việc không thành lập được Quỹ việc làm cho người khuyết tật trên phạm vi cả nước là do hướng dẫn thiếu, chế tài yếu và nguồn lực đảm bảo thực hiện các chính sách không có. Lực lượng kiểm tra, giám sát thực hiện rất hạn chế. Một số ít địa phương lập được Quỹ song lại bế tắc trong việc sử dụng quỹ cho việc giải quyết việc làm cho người khuyết tật do thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể về cơ chế thu chi và sử dụng Quỹ.

Một phần của tài liệu Lao động là người tàn tật lý luận và thực tiễn (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w