Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu Động cơ học tiếng anh của sinh viên trường cao đẳng bình định (Trang 43)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2. Tổ chức nghiên cứu

Luận văn đƣợc tổ chức theo các giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: Tổ chức nghiên cứu lý luận: từ tháng 6/2014 - 12/2014 - Giai đoạn 2: Tổ chức nghiên cứu thực tiễn: từ tháng 1/2015 -5/2015

- Giai đoạn 3: Phân tích kết quả nghiên cứu, tổng hợp viết báo cáo hoàn thiện đề tài: từ tháng 6/2015- 10/2015. Bảo vệ luận văn tháng 11/2015

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

2.3.1.1. Mục đích

- Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này nhằm tổng quan những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc về vấn đề liên quan đến động cơ, động cơ học tập, động cơ học tiếng Anh của sinh viên.

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến động cơ và động cơ học tiếng Anh của sinh viên.

2.3.1.2. Nội dung

- Nghiên cứu các công trình của các tác giả trong và ngoài nƣớc liên quan đến vấn đề động cơ, động cơ học tập, động cơ học tiếng Anh của sinh viên. Trên cơ sở đó, chỉ ra những vấn đề còn chƣa đƣợc các tác giả đề cập đến để tiếp tục nghiên cứu

- Xác định các khái niệm công cụ và các khái niệm liên quan làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn

- Nghiên cứu các văn bản, tài liệu của Đảng, Nhà nƣớc về công tác đào tạo nguồn lao động chất lƣợng cao cho đất nƣớc

2.3.1.3. Cách tiến hành

- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, tác giả tiến hành các khâu nhƣ đọc tài liệu, phân tích, tổng hợp, khái quát, so sánh..các nghiên cứu đã có trƣớc đó về động cơ, động cơ học tập, động cơ học tiếng Anh của sinh viên đƣợc đăng tải trên các nguồn tài liệu khác nhau nhƣ sách, tạp chí, tài liệu tham khảo và trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng…

35

2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để nghiên cứu thực trạng động cơ học tiếng Anh của sinh viên trƣờng Cao đẳng Bình Định. Quá trình nghiên cứu thực tiễn gồm 4 giai đoạn: giai đoạn thiết kế bảng hỏi; giai đoạn điều tra thử; giai đoạn điều tra chính thức; giai đoạn xử lý kết quả điều tra. Đây là phƣơng pháp nghiên cứu chính của đề tài.

* GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ BẢNG HỎI

2.3.2.1. Mục đích nghiên cứu

Hình thành nội dung sơ bộ cho các bảng hỏi. Mục đích chính của giai đoạn thiết kế bảng hỏi này nhằm thu thập đƣợc các thông tin định lƣợng từ khách thể nghiên cứu. Góp phần làm sáng tỏ hơn giả thuyết nghiên cứu mà chúng tôi đã đƣa ra từ trƣớc.

Các bảng hỏi đƣợc xây dựng trên cơ sở tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp các tài liệu thu thập đƣợc, từ các công trình nghiên cứu trƣớc đó và đƣợc sự trợ giúp của các chuyên gia. Có 1 loại bảng hỏi dành cho sinh viên nhằm tìm hiểu về thực trạng các loại động cơ học tiếng Anh và các yếu tố ảnh hƣởng đến động cơ học tiếng Anh của sinh viên.

2.3.2.2. Nội dung và cấu trúc của bảng hỏi

- Bảng hỏi dành cho khách thể chính: Sinh viên trƣờng Cao đẳng Bình Định, cấu trúc gồm 3 câu:

Câu 1: Nghiên cứu về thực trạng động cơ ở mặt nhận thức (nhận thức về động cơ học tiếng Anh của sinh viên trƣờng Cao đẳng Bình Định), gồm 30 items. Trong đó:

- Nhận thức về động cơ tự khẳng định bản thân gồm 10 items: 1.1, 1.4, 1.7, 1.10, 1.13, 1.16, 1.19, 1.22, 1.25, 1.28.

- Nhận thức về động cơ nghề nghiệp tƣơng lai gồm 10 items: 1.2, 1.5, 1.8, 1.11, 1.14, 1.17, 1.20, 1.23, 1.26, 1.29.

- Nhận thức về động cơ hoàn thành môn học gồm 10 items: 1.3, 1.6, 1.9, 1.12, 1.15, 1.18, 1.21, 1.24, 1.27, 1.30.

36

Câu 2: Nghiên cứu thực trạng động cơ học tiếng Anh của sinh viên trƣờng Cao đẳng Bình Định ở mặt tích cực hành động, gồm 30 items. Trong đó:

- Tính tích cực hành động của động cơ tự khẳng định bản thân đƣợc thể hiện ở 10 items: 2.1, 2.4, 2.7, 2.10, 2.13, 2.16, 2.19, 2.22, 2.25, 2.28.

- Tính tích cực hành động của động cơ nghề nghiệp tƣơng lai đƣợc thể hiện ở 10 items: 2.2, 2.5, 2.8, 2.11, 2.14, 2.17, 2.20, 2.23, 2.26, 2.29.

- Tính tích cực hành động của động cơ hoàn thành môn học đƣợc thể hiện ở 10 items: 2.3, 2.6, 2.9, 2.12, 2.15, 2.18, 2.21, 2.24, 277, 2.30.

Câu 3: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến động cơ học tiếng Anh của sinh viên trƣờng Cao đẳng Bình Định, gồm 50 items. Trong đó:

- Tác động của yếu tố hứng thú đến động cơ học tiếng Anh thể hiện ở 10 item: 4.1.1, 4.1.2, 4.1.3, 4.1.4, 4.1.5, 4.1.6, 4.1.7. 4.18, 4.19, 4.20.

- Tác động của yếu tố định hƣớng giá trị khi học tiếng Anh thể hiện ở 11 items: 4.2.1, 4.2.2, 4.2.3, 4.2.4, 4.2.5, 4.2.6, 4.2.7, 4.2.8, 4.2.9, 4.2.10, 4.2.11.

- Tác động của yếu tố môi trƣờng học tập ảnh hƣởng đến động cơ học tiếng Anh thể hiện ở 10 items: 4.3.1, 4.3.2, 4.3.3, 4.3.4, 4.3.5, 4.3.6. 4.3.7, 4.3.8, 4.3.9, 4.3.10.

- Tác động của yếu tố cơ sở vật chất phục vụ việc học tiếng Anh thể hiện ở 9 items: 4.4.1, 4.4.2, 4.4.3, 4.4.4, 4.4.5, 4.4.6, 4.4.7, 4.4.8, 4.4.9.

- Tác động của yếu tố hoạt động giảng dạy của giảng viên dạy tiếng Anh thể hiện ở 10 items: 4.5.1, 4.5.2, 4.5.3, 4.5.4, 4.5.5, 4.5.6, 4.5.7, 4.5.8, 4.5.9, 4.5.10.

Ngoài ra còn hỏi thêm về các thông tin cá nhân cần thiết của sinh viên nhƣ giới tính, tuổi đời, sinh viên học năm thứ mấy, học ngành/khoa nào, học lực, thời gian dành cho việc học tiếng Anh, nơi sinh và nghề nghiệp của bố mẹ…

2.3.2.3. Cách tiến hành

Dựa vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn và các thông tin đã thu thập đƣợc. Đồng thời cũng dựa vào hai nhóm đối tƣợng khách thể. Với khách thể chính (sinh viên), tác giả đã xây dựng một loại bảng hỏi chính dành cho sinh viên, một loại phiếu hỏi bán cấu trúc để hỗ trợ. Với khách thể phụ là giáo viên dạy tiếng

37

Anh, giáo viên chủ nhiệm lớp, cán bộ hỗ trợ học tập; chúng tôi xây dựng một loại phiếu hỏi bán cấu trúc nhằm bổ sung thêm thông tin trong quá trình khảo sát.

* GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA THỬ

2.3.2.4. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của giai đoạn này là xác định độ tin cậy và độ giá trị của bảng hỏi để tiến hành chỉnh sửa những câu hỏi không đạt yêu cầu. Việc tiến hành điều tra thử giúp chúng tôi nhận ra những mặt hạn chế, thiếu sót của các mẫu bảng hỏi, từ đó bổ sung và hoàn thiện hơn bảng hỏi của mình. Phục vụ tốt hơn cho việc thu thập thông tin về khách thể một cách khách quan, khoa học, mang lại hiệu quả cao hơn.

2.3.2.5. Khách thể nghiên cứu

Để điều tra thử, chúng tôi sử dụng bảng hỏi cá nhân sơ bộ. Chúng tôi tiến hành điều tra thử trên 60 sinh viên của 3 ngành học Công nghệ thông tin, sƣ phạm Tiểu học, Quản trị du lịch, và 4 GV dạy tiếng Anh, 3 giáo viên chủ nhiệm, 3 CBHTHT. Các khách thể điều tra thử đƣợc chọn lựa một cách ngẫu nhiên. Tiếp theo, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để xử lý độ tin cậy của bảng hỏi. Sau đó chọn lọc, điều chỉnh, sắp xếp lại cách diễn đạt câu từ cho phù hợp, rõ ràng và dễ hiểu hơn. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Câu 1: Thang đo về mặt nhận thức của 3 dạng động cơ học tiếng Anh - Động cơ tự khẳng định bản thân: Bỏ 3 items là 1.13, 1.16, 1.19.

- Động cơ đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp: Bỏ 4 items là 1.14, 1.17, 1.20, 1.23. - Động cơ hoàn thành môn học: Bỏ 3 items là 1.15, 1.18, 1.21.

Câu 2: Thang đo về mặt tính cực hành động của 3 dạng động cơ học tiếng Anh

- Động cơ tự khẳng định bản thân: Bỏ 4 items là 2.19, 2.22, 2.25, 2.28. - Động cơ đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp: Bỏ 4 items là 2.20, 1.23, 1.26, 1.29. - Động cơ hoàn thành môn học: Bỏ 4 items là 2.21, 2.24, 1.27, 2.30.

Câu 3: Thang đo các yếu tố tác động đến động cơ học tiếng Anh - Yếu tố hứng thú học tập: Bỏ các items 3.1.8, 3.1.9. 3.1.10. - Yếu tố định hƣớng giá trị: Bỏ items 3.2.11

38

- Yếu tố môi trƣờng học tập: Bỏ các items 3.37, 3.3.8, 3.3.9, 3.3.10.

- Yếu tố điều kiện cơ sở vật chất phục vụ học tập: Bỏ các items 3.4.7, 3.4.8, 3.4.9.

- Yếu tố giảng viên giảng dạy tiếng Anh: Bỏ các items 3.4.7, 3.4.8, 3.4.9, 3.4.10.

Bảng hỏi hoàn chỉnh sau giai đoạn điều tra thử:

- Bảng hỏi dành cho khách thể chính: Sinh viên trƣờng Cao đẳng Bình Định, cấu trúc gồm 3 câu:

Câu 1: Nghiên cứu về thực trạng động cơ biểu hiện ở mặt nhận thức (nhận thức về động cơ học tiếng Anh của sinh viên trƣờng Cao đẳng Bình Định), gồm 20 items. Trong đó:

- Nhận thức về động cơ tự khẳng định bản thân gồm 7 items: 1.1, 1.4, 1.7, 1.10, 1.13, 1.16, 1.19. Độ tin cậy: Cronbach's Alpha = 0.70.

- Nhận thức về động cơ nghề nghiệp tƣơng lai gồm 6 items: 1.2, 1.5, 1.8, 1.11, 1.14, 1.17. Độ tin cậy: Cronbach's Alpha = 0.75.

- Nhận thức về động cơ hoàn thành môn học gồm 7 items: 1.3, 1.6, 1.9, 1.12, 1.15, 1.18, 1.20. Độ tin cậy: Cronbach's Alpha = 0.73.

Câu 2: Nghiên cứu thực trạng động cơ học tiếng Anh của sinh viên trƣờng Cao đẳng Bình Định ở mặt tích cực hành động, gồm 18 items. Trong đó:

- Tính tích cực hành động của động cơ tự khẳng định bản thân đƣợc thể hiện ở 6 items: 2.1, 2.4, 2.7, 2.10, 2.13, 2.16. Độ tin cậy: Cronbach's Alpha = 0.63.

- Tính tích cực hành động của động cơ nghề nghiệp tƣơng lai đƣợc thể hiện ở 6 items: 2.2, 2.5, 2.8, 2.11, 2.14, 2.17. Độ tin cậy: Cronbach's Alpha = 0.77.

- Tính tích cực hành động của động cơ hoàn thành môn học đƣợc thể hiện ở 6 items: 2.3, 2.6, 2.9, 2.12, 2.15, 2.18. Độ tin cậy: Cronbach's Alpha = 0.65.

Câu 3: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến động cơ học tiếng Anh của sinh viên trƣờng Cao đẳng Bình Định, gồm 35 items. Trong đó:

- Tác động của yếu tố hứng thú đến động cơ học tiếng Anh thể hiện ở 7 item: 4.1.1, 4.1.2, 4.1.3, 4.1.4, 4.1.5, 4.1.6, 4.1.7. Độ tin cậy: Cronbach's Alpha = 0.83.

39

- Tác động của yếu tố định hƣớng giá trị khi học tiếng Anh thể hiện ở 10 items: 4.2.1, 4.2.2, 4.2.3, 4.2.4, 4.2.5, 4.2.6, 4.2.7, 4.2.8, 4.2.9, 4.2.10. Độ tin cậy: Cronbach's Alpha = 0.80.

- Tác động của yếu tố môi trƣờng học tập ảnh hƣởng đến động cơ học tiếng Anh thể hiện ở 6 items: 4.3.1, 4.3.2, 4.3.3, 4.3.4, 4.3.5, 4.3.6. Độ tin cậy: Cronbach's Alpha = 0.84.

- Tác động của yếu tố cơ sở vật chất phục vụ việc học tiếng Anh thể hiện ở 6 items: 4.4.1, 4.4.2, 4.4.3, 4.4.4, 4.4.5, 4.4.6. Độ tin cậy: Cronbach's Alpha = 0.76.

- Tác động của yếu tố hoạt động giảng dạy của giảng viên dạy tiếng Anh thể hiện ở 6 items: 4.5.1, 4.5.2, 4.5.3, 4.5.4, 4.5.5, 4.5.6. Độ tin cậy: Cronbach's Alpha = 0.89.

Ngoài ra còn hỏi thêm về các thông tin cá nhân cần thiết của sinh viên nhƣ giới tính, tuổi đời, sinh viên học năm thứ mấy, học ngành/khoa nào, học lực, thời gian dành cho việc học tiếng Anh, nơi sinh và nghề nghiệp của bố mẹ…

Số liệu sẽ đƣợc sử dụng bằng chƣơng trình SPSS phiên bản 18.0.

* GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CHÍNH THỨC

2.3.2.6. Mục đích nghiên cứu

Nhằm khảo sát thực trạng động cơ học tiếng Anh của sinh viên trƣờng Cao đẳng Bình Định và một số yếu tố ảnh hƣởng đến động cơ học môn này của SV.

2.3.2.7. Khách thể nghiên cứu:

340 sinh viên của 3 ngành học Công nghệ thông tin, Quản trị du lịch và sƣ phạm Tiểu học.

2.3.2.8. Cách tiến hành:

Chúng tôi tiến hành in phiếu, tổng số phiếu điều tra phát ra 400 phiếu, thu vào 371 phiếu. Chúng tôi tiến hành chọn lọc, loại bỏ một số phiếu chƣa hoàn thành các nội dung trả lời, chất lƣợng câu trả lời kém…Còn lại là 340 phiếu.

2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

Đây thuộc về nhóm phƣơng pháp nghiên cứu định tính. Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu này để phân tích nội dung của một số trƣờng hợp phỏng

40

vấn sâu. Kết quả điều tra định tính sẽ làm khắc họa rõ hơn kết qủa của điều tra định lƣợng và có thể lý giải đƣợc những dữ liệu thu thập đƣợc một cách sâu sắc.

2.3.3.1 Mục đích nghiên cứu

Bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã đã thu thập đƣơc thông qua phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi.

2.3.3.2. Nội dung phỏng vấn

Với phƣơng pháp phỏng vấn sâu này chúng tôi tập trung chủ yếu phỏng vấn một số đại diện cho các nhóm đối tƣợng nghiên cứu theo các tiêu chí về ngành học, sinh viên học năm thứ mấy, giới tính, nơi sinh ra, học lực, nghề nghiệp của cha mẹ... Vì điều kiện không cho phép nên chúng tôi chỉ tiến hành phỏng vấn sâu một số nội dung sau:

- Tìm hiểu về mức độ biểu hiện của mặt nhận thức và mặt tích cực hành động của động cơ học tiếng Anh

- Tìm hiểu nguyện vọng của sinh viên về phƣơng pháp và hình thức tổ chức giảng dạy giáo viên bộ môn tiếng Anh.

- Tìm hiểu những suy nghĩ của sinh viên về các yếu tố tác động đến động cơ học tiếng Anh và đồng thời làm rõ sự khác biệt về động cơ học tiếng Anh của các sinh viên nam và các sinh viên nữ, của các sinh viên ở các ngành học khác nhau. 2.3.3.3 Cách tiến hành

- Đối với sinh viên: Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp từng cá nhân, nghiên cứu quá trình hoạt động, hoàn cảnh xuất thân và kết quả học tập môn tiếng Anh của họ.

- Đối với GV dạy tiếng Anh, GVCN, CBHTHT, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp từng cá nhân, nghiên cứu về phƣơng pháp tổ chức giảng dạy của họ; công tác chủ nhiệm lớp và công tác hỗ trợ học tập môn tiếng Anh của họ để có cách nhìn nhận toàn diện và sâu sắc hơn về động cơ học tiếng Anh của sinh viên.

2.3.3.4 Khách thể phỏng vấn

Nhƣ đã nói ở trên, khách thể chú trọng của tác giả khi tiến hành phỏng vấn sâu là các sinh viên thuộc 3 ngành học trên, mỗi ngành học phỏng vấn sâu 5 sinh

41

viên. Tổng số lƣợng khách thể là 15 sinh viên. Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành PVS thêm một số giáo viên giảng dạy môn tiếng Anh, giáo viên chủ nhiệm lớp và cán bộ hỗ trợ học tập.

2.3.4. Phương pháp thảo luận nhóm

2.3.4.1 Mục đích nghiên cứu

Bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã đã thu thập đƣơc thông qua phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi.

2.3.4.2. Nội dung thảo luận

Với phƣơng pháp thảo luận nhóm này chúng tôi tập trung chủ yếu vào nhóm đối tƣợng là khách thể chính. Vì điều kiện không cho phép nên chúng tôi chỉ tiến hành thảo luận nhóm tại một số lớp nhằm tìm hiểu thêm về nguyện vọng của sinh viên về phƣơng pháp và hình thức tổ chức giảng dạy bộ môn tiếng Anh và các yếu tố ảnh hƣởng đến động cơ học tiếng Anh của họ. Tìm hiểu những suy nghĩ của sinh viên về mức độ thúc đẩy của từng loại động cơ học tiếng Anh của họ và đồng thời làm rõ sự khác biệt về động cơ học tiếng Anh của các sinh viên nam và các sinh viên nữ, của các sinh viên ở các ngành học khác nhau…

2.3.4.3 Cách tiến hành

- Đối với sinh viên: Tác giả tiến hành tổ chức thảo luận nhóm tại lớp trực tiếp từng nhóm để nghiên cứu quá trình hoạt động, hoàn cảnh xuất thân và kết quả học tập môn tiếng Anh của họ để có cách nhìn nhận toàn diện và sâu sắc hơn về động cơ

Một phần của tài liệu Động cơ học tiếng anh của sinh viên trường cao đẳng bình định (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)