Công tác định giá đất tại tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số yếu tố chính ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa bàn phường tân thịnh, tp thái nguyên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2012 đến 2014 (Trang 28)

Công tác định giá đất và ban hành bảng giá đất được tỉnh Thái Nguyên thực hiện khá đầy đủ. Hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên phối hợp với cơ quan chuyên môn ban hành văn bản quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh. Cụ thể ở phường Tân Thịnh vào tháng 9 hàng năm, phòng Tài nguyên và Môi trường triển khai, lập kế hoạch định giá quyền sử dụng đất. Các xã, phường tiến

hành điều tra giá đất chuyển nhượng thực tế trên địa bàn của các hộ đã chuyển nhượng thành công, sau đó các xã, phường có báo cáo lên UBND Thành phố về kết quả khảo sát và đề xuất những thay đổi, lý do thay đổi. Trên cơ sở đó, UBND Thành phố cùng phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố tổng hợp và xây dựng bảng giá đất trình UBND tỉnh xét duyệt. Các quyết định có hiệu lực từ ngày 01/01 hàng năm, trong đó quy định rõ các nguyên tắc phân vùng, phân khu vực, phân loại đô thị, vị trí xác định giá các loại đất. Giá đất của từng khu vực, tuyến đường được thể hiện cụ thể ở các bảng biểu kèm theo quyết định.

Sau khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có các quyết định ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh, cụ thể: Quyết định số 64/2004/QĐ-UB ngày 28/12/2004 về Ban hành giá các loại đất trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 08/2006/QĐ-UBND ngày 11/05/2006 về Ban hành đơn giá thuê đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 3033/2007/QĐ-UBND ngày 27/12/2007 về Ban hành quy định về giá các loại đất năm 2008 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 72/2008/QĐ-UBND ngày 29/12/2008 về ban hành quy định về giá các loại đất năm 2009 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 37/2009/QĐ-UBND ngày 29/12/2009 về Ban hành quy định về giá các loại đất năm 2010 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 47/2010/QĐ-UBND ngày 22/12/2010 về Ban hành quy định về giá các loại đất năm 2011 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 62/2011/QĐ-UBND ngày 21/12/2011 về Ban hành quy định về giá các loại đất năm 2012 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 52/2012/QĐ-UBND ngày 20/12/2012 về Ban hành quy định về giá các loại đất năm 2013 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Ngày 21/12/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 36/2013/QĐ-UBND về Ban hành quy định về giá các loại đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu giá và các yếu tố chính ảnh hưởng đến giá đất trên địa bàn phường Tân Thịnh giai đoạn 2012 – 2014.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về đất đai và giá đất ở trên địa bàn phường Tân Thịnh , Tp.Thái Nguyên

- Nghiên cứu giá đất ở trên 9 khu trong địa bàn phường Tân Thịnh (giá đất ở trên thị trường, giá đất ở do Nhà nước qui định).

- Địa bàn: phường Tân Thịnh, tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

-Địa điểm: ủy ban nhân dân phường Tân Thịnh, tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên -Thời gian: 03/02/2015 tới 05/04/2015

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Điu kin t nhiên, kinh tế - xã hi ca phường Tân Thnh 3.3.2. Tình hình qun lý và s dng đất ca phường Tân Thnh

3.3.3. Đánh giá thc trng giá đất trên địa phường Tân Thnh giai đon 2012 - 2014 3.3.4. Các yếu t nh hưởng đến giá đất trên địa bàn phường Tân Thnh giai 3.3.4. Các yếu t nh hưởng đến giá đất trên địa bàn phường Tân Thnh giai

đon 2012 - 2014

3.3.5. Đề xut mt s gii pháp

3.4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình tiến hành đề tài, nhiều phương pháp nghiên cứu được sử dụng kết hợp nhằm đạt được mục đích và yêu cầu của đề tài đề ra. Các phương pháp chủ yếu bao gồm:

3.4.1. Phương pháp chn đim nghiên cu

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2014 và điều kiện thực tế trên địa bàn, chọn 9 tuyến đường có tính chất đại diện, phản ánh được sự phát triển kinh tế, xã hội của phường Tân Thịnh trong năm 2012 - 2014. Giá đất của các tuyến đường này có nhiều biến động và chia làm hai nhóm. Bao gồm:

- Nhóm I. Gồm các tuyến đường gồm: Đường Thống Nhất đoạn 1 (Đường sắt Hà Thái đến hết đất Xí nghiệp may Việt Thái), Đường Thống Nhất đoạn 2 (Giáp đất xí nghiệp may Việt Thái đến ngã 3 rẽ Bệnh viện Lao và bệnh Phổi), Đường Quang Trung đoạn 2 (Từ ngã ba rẽ Z159 đến cầu vượt Đán), Đường Z115 đoạn 1 (Từ đường Quang Trung đến hết đất Ký túc xá sinh viên)

- Nhóm II. Gồm các tuyến đường gồm: Đường Phú Thái đoạn 1 (Từ đường Quang Trung đến hết đất KDC số 1 phường Tân Thịnh), Đường Phú Thái đoạn 2 (Từ giáp đất KDC số 1 phường Tân Thịnh đến ngã 3 rẽ đi qua Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải), Đường Phú Thái đoạn 3 (Từ ngã 3 rẽ đi Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải đến cổng Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải), Đường phú thái đoạn 4 (Từ cổng Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải đến rẽ Công ty cổ phần Xây dựng Giao thông số I), Đường Phú Thái đoạn 5 (Từ rẽ Công ty cổ phần Xây dựng Giao thông số I đến gặp đường Thống Nhất).

3.4.2. Phương pháp thu thp tài liu, s liu th cp

Thu thập các tài liệu về:

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Tân Thịnh năm 2012 -2014. - Biến động các loại hình sử dụng đất và biến động giá đất.

3.4.3. Phương pháp điu tra, phng vn

- Phỏng vấn người sử dụng đất tại 9 tuyến đường đã chọn nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng tới giá đất trên thị trường tự do.

- Điều tra các thửa đất trên 9 tuyến đường đã chọn, mỗi tuyến chọn 6 phiếu. Tổng 54 phiếu cho 9 tuyến đường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình theo mẫu phiếu soạn sẵn. (Mẫu phiếu điều tra - Phụ lục 01)

3.4.4. Phương pháp thng kê, x lý thông tin, s liu

- Phương pháp thống kê được sử dụng để xử lý số liệu điều tra, thu thập được trong quá trình nghiên cứu

- Phương pháp so sánh.

- Phương pháp phân tích: phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới giá đất ở. - Sử dụng phần mềm Excel để xử lý, tổng hợp, phân tích số liệu và đánh giá.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Tân Thịnh

4.1.1. Đặc đim điu kin tự nhiên của phường Tân Thnh

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Phường Tân Thịnh có tổng diện tích tự nhiên là 305,77 ha. Địa giới hành chính của phường tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:

- Phía Đông Bắc giáp phường Quang Trung; - Phía Đông Nam giáp Tân Lập;

- Phía Đông giáp phường Đồng Quang; - Phía Tây Nam giáp phường Thịnh Đán; - Phía Tây giáp xã Quyết Thắng.

Phường có lợi thế rất lớn về vị trí, giao thông với các vùng lân cận rất thuận tiện nhờ có đường Quang Trung tuyến đường tránh QL3 chạy qua. Với điều kiện như trên sẽ mở ra những lợi thế to lớn phát triển giao lưu kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa xã hội không chỉ với các phường trong thành phố Thái Nguyên mà còn với các địa phương khác.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

- Tân Thịnh có địa hình dạng đồi núi, xen kẽ là ruộng thấp trũng dễ ngập úng khi có lượng mưa lớn.

- Cao độ nền xây dựng từ 26 m đến 27 m - Cao độ tự nhiên thấp nhất từ 20 m đến 21m - Cao độ cao nhất từ 50m đến 60 m

Do địa hình đặc thù nên khi tính toán san nền để lập quy hoạch cần nghiên cứu tới yếu tố này.

4.1.1.3. Khí hậu

Tân Thịnh có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Khí hậu được chia làm bốn mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu - Đông nên mang tính chất khí hậu chung của khí hậu

miền Bắc nước ta.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 230C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 50C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 370C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 30C.

- Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1.588 giờ. Tháng 5 - 6 có số giờ nắng nhiều nhất (khoảng 170 - 180 giờ).

- Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 2.007 mm/năm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất.

- Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82%. Độ ẩm không khí nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7 (mùa mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70%. Sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 - 17%.

- Gió, bão: Tân Thịnh ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão vì nằm xa biển. Theo tài liệu thống kê chỉ có một cơn bão ngày 02/07/1964 là đổ bộ qua thành phố Thái Nguyên với sức gió tới cấp 9, có lúc giật tới cấp 10.

Tóm lại: Tân Thịnh có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, lượng mưa khá phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, phường cần cải tạo hệ thống thủy lợi để tránh úng ngập khi có mưa lớn. Mặt khác, do khí hậu chia theo mùa rõ rệt thuận lợi cho việc xây dựng các công trình.

4.1.1.4. Thủy văn

Nằm trong hệ thống thủy văn của thành phố Thái Nguyên, bên cạnh sông Cầu, trên địa bàn phường còn có hệ thống các sông, suối nằm dọc ranh giới hành chính của phường. Mặt khác, còn có hệ thống kênh thủy lợi phục vụ việc điều tiết nước, đồng thời cung cấp nước cho diện tích đất nông nghiệp của phường.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên khác a. Tài nguyên đất a. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất đai của phường là 305,77 ha. Căn cứ vào tài liệu địa chất công trình xây dựng như: Các công trình trong khu trung tâm hành chính, chính trị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

có thể cho thấy địa chất công trình khu vực phường Tân Thịnh tương đối phù hợp cho việc đầu tư xây dựng các công trình nhà cao tầng, các công trình công nghiệp và cầu cống ...

b. Tài nguyên nước

- Nguồn nước cung cấp cho sản xuất, cũng như trong sinh hoạt trên địa bàn phường và thành phố đều do con sông Công có diện tích lưu vực F = 951km2 có độ dốc bình quân i = 1,03%, chiều dài L = 96km. Sông Công chảy qua hồ núi Cốc, tạo điều kiện điều tiết nước cho khu vực dưới hạ lưu.

- Nước ngầm xuất hiện nằm sâu ở các khu đồi từ 23 m đến 25m.

Về thuỷ văn khi thi công các công trình vào mùa mưa cần chú ý tới việc tưới tiêu nước để đảm bảo khô móng, tiến độ thi công

c. Thực trạng môi trường

- Cảnh quan: Phường Tân Thịnh không có cảnh quan nào thật sự nổi bật. Hiện tại phường mới bắt đầu thời kỳ đô thị hoá, cơ sở hạ tầng còn chưa đồng bộ, đường giao thông nhiều đoạn còn hẹp, các khu dân cư cũ còn nhiều bất cập.

- Hệ thống thoát nước thải không đồng bộ, vào mùa mưa có nhiều điểm có tình trạng ngập úng cục bộ gây ô nhiễm.

- Không khí: bụi bặm, nguyên nhân chính là phường đang trong quá trình đô thị hoá, khí thải của các phương tiện giao thông,… địa bàn phường bị ảnh hưởng, tác động ô nhiễm môi trường đến đời sống sinh hoạt của nhân dân.

4.1.1.6. Nhận xét chung vềđiều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên.

- Những lợi thế:

+ Vị trí địa lý tương đối thuận lợi, giao thông thuận tiện.

+ Khí hậu: bốn mùa rõ rệt rất thuận lợi cho quá trình đa dạng hoá của cây trồng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc luân canh, hình thành các vùng cây trồng đặc trưng của địa phương như: chè, rau màu và các loại cây ăn quả ...

- Những khó khăn và hạn chế

+ Khí hậu thay đổi lớn giữa các mùa trong năm nhất là mùa đông và mùa hè gây nhiều khó khăn và bất lợi trong sinh hoạt của người dân và trong sản xuất nông nghiệp...

+ Nguồn nước mặt dễ bị ô nhiễm, do vậy trong thời gian tới gắn liền với quá trình khai thác sử dụng sẽ có biện pháp cụ thể giải quyết tình trạng này như: giám sát môi trường từ thượng nguồn về hạ lưu.

+ Tình trạng cơ sở vật chất thiếu và không đồng bộ đòi hỏi phải có quỹ đất để thực hiện việc mở rộng, nâng cấp cải tạo và làm mới các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

4.1.2. Đặc đim kinh tế - xã hi

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI, nền kinh tế của phường đạt mức tăng trưởng khá, phường đã áp dụng những cơ chế, chính sách nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh. Các ngành phát triển nhanh cả về số lượng lẫn quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh, trong đó ổn định và đạt doanh thu cao là cán kéo thép xây dựng, chế biến lâm sản, đồ nội thất, sửa chữa láp ráp và bán ô tô xe máy... Hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn phường cơ bản được đảm bảo. Giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp năm 2013 đạt 122,442 tỷ/70,2 tỷ = 174,4% so kế hoạch thành phố giao.

Nền kinh tế của phường đang từng bước chuyển dịch cơ cấu theo định hướng Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ thương mại – Nông nghiệp. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Vì vậy, Tân Thịnh được nhìn nhận như một trọng điểm kinh tế của thành phố trong tương lai.

4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI, cơ cấu kinh tế phường Tân Thịnh có sự tăng dần theo hướng tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, thương mại dịch vụ và nông nghiệp. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp của phường dù có tăng nhưng quy mô nhỏ, trình độ công nghệ chưa cao nên khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Hơn nữa, hoạt động thương mại - dịch vụ cũng chiếm tỷ trọng thấp. Nhìn chung, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn thụ động, chưa có định hướng cụ thể.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Dân số: a. Dân số:

Bảng 4.1: Dân số theo độ tuổi

STT Độ tuổi Số người Tỷ lệ (%)

1 < 18 tuổi 4.564 41,21

2 Từ 18 đến 60 tuổi 5.542 50,04

3 > 60 tuổi 969 8,75

* Tổng 11.075 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: UBND phường Tân Thịnh 2014)

Dân số của phường năm 2014 là 8.312 người, 1.763 hộ, chiếm 3,53% dân số thành phố, mật độ dân số bình quân 1.626 người/ km2. Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,06%.

Trong những năm qua công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn phường được thực hiện khá tốt, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm. Phường đã tiến hành việc ký kết giữa các khu phố trong việc đăng ký cam kết thực hiện không có người sinh con thứ 3 trở lên, đây cũng là một trong những việc làm cần được nhân rộng và phát huy trong công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số yếu tố chính ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa bàn phường tân thịnh, tp thái nguyên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2012 đến 2014 (Trang 28)