Số ngày làm việc quy đổi theo hệ số

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập "Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở “Công ty cổ phần du lịch Xanh Nghệ An Vneco (Trang 47 - 50)

- Công tác chi trả lương:

x Số ngày làm việc quy đổi theo hệ số

Tổng số ngày làm việc quy đổi theo hệ số bậc thợ

+ Các khoản khấu trừ:

BHXH = Hệ số lương x Lương cơ bản x 7% BHYT = Hệ số lương x Lương cơ bản x 1,5% BHTN = Hệ số lương x Lương cơ bản x 1%

Ví dụ: Lương của ông Nguyễn Viết Hưng, có hệ số lương cơ bản là 3, các khoản khấu trừ của Ông Hưng như sau:

BHXH = 3 x 1.050.000 x 7% = 220.500 đ BHYT = 3 x 1.050.000 x 1,5% = 47.250 đ BHTN = 3 x 1.050.000 x 1% = 31.500 đ

Tổng Cộng: 299.250 đ

2.6.3. Quy chế quản lý sử dụng lao động, sử dụng quỹ lương ở doanh nghiệp.- Quy chế quản lý sử dụng lao động: - Quy chế quản lý sử dụng lao động:

Công ty tương đối hoàn chỉnh chặt chẽ về quản lý lao động. Việc sử dụng lao động ở doanh nghiệp được thực hiện theo đúng quy định người lao động, bố trí đảm bảo các chế độ theo luật lao động, đồng thời lao động phải có năng lực để hoàn thành công việc được phân công. Tất cả mọi người trong Công ty phải có trách nhiệm thực

Tổng lương = Lương thời gian + Các khoản phụ cấp trách nhiệm Lương thực nhận

= Tổng lương - Các khoản khấu trừ và trích theo lương

hiện tốt nhiệm vụ của doanh nghiệp. Những lao động có thành tích tốt và chưa tốt thì doanh nghiệp sẽ có chế độ thưởng, phạt thỏa đáng.

- Quy chế sử dụng quỹ lương: Quy chế trả lương của doanh nghiệp được áp dụng cho từng người cụ thể đối với bộ phận lao động trực tiếp tiền lương được gắn liền với năng suất lao động của từng cá nhân, bộ phận gián tiếp được tính lương trên cơ sở hạch toán kết quả sản xuất của xí nghiệp và chức năng của từng thành phần.

2.7. Hạch toán lao động.

2.7.1. Hạch toán thời gian lao động

- Để hạch toán thời gian lao động cho cán bộ nhân viên, Công ty đã sử dụng bảng chấm công. Ở Công ty CP du lịch Xanh Nghệ an VNECO theo hình thức chấm công là chấm công theo ngày và việc chấm công được giao cho người phụ trách bộ phận.

Bảng chấm công

- Mục đích: Dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, ngừng việc, nghỉ việc,

hưởng BHXH. Để làm căn cứ tính lương, BHXH cho từng người lao động trong Công ty.

- Phạm vi hoạt động: ở mỗi bộ phận phòng ban đều phải lập một bảng chấm công riêng để chấm công cho người lao động hàng ngày, hàng tháng.

- Trách nhiệm ghi: Hàng tháng tổ trưởng hoặc người được ủy nhiệm ở từng phòng ban có trách nhiệm chấm công cho từng người, ký xác nhận rồi chuyển cho phòng ban có trách nhiệm chấm công cho từng người, ký xác nhận rồi chuyển cho phòng kế toán lương để làm căn cứ tính lương và các chế độ cho người lao động.

2.7.2. Hạch toán kế toán lao động.

- Hạch toán kết quả lao động của đơn vị được thực hiện trên chứng từ đó là dựa vào bảng chấm công, mức lương tối thiểu, các khoản khác để tính lương cho bộ phận văn phòng. Còn đối với bộ phận buồng bếp thì áp dụng hình thức lương khoán nên dựa vào hợp đồng đã thỏa thuận.

2.8. Cách tính lương và các khoản trích theo lương.

2.8.1. Cách tính lương và các khoản khấu trừ lương.

- Việc tính lương cho người lao động được tiến hành hàng tháng trên cơ sở các chứng từ hạch toán về thời gian lao động và kết quả lao động. Để phản ánh tiền lương phải trả CNV kế toán sử dụng bảng thanh toán tiền lương.

* Đối với bộ phận gián tiếp.

Đối với bộ phận văn phòng: Công ty áp dụng cách tính lương và các khoản khấu trừ được doanh nghiệp thông qua bảng “thanh toán tiền lương” hưởng theo lương thời gian.

Hiện nay ở Công ty đang chi trả tiền lương theo thời gian cho bộ phận gián tiếp như văn phòng, phòng …

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập "Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở “Công ty cổ phần du lịch Xanh Nghệ An Vneco (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w