Phân tích mối quan hệ VECM Granger các biến

Một phần của tài liệu Tiêu thụ khí gas tự nhiên và tăng trưởng kinh tế vai trò của FDI, tình hình thành vốn và độ mở thương mại bằng chứng từ một số nước châu á thái bình dương (Trang 57 - 66)

4. Kết quả nghiên cứu

4.9.Phân tích mối quan hệ VECM Granger các biến

Trong phạm vi luận văn này, tác giả sẽ nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong khuôn khổ của mô hình VECM. Bảng 4.16 sẽ trình bày kết quả về mối quan hệ nhân quả dài hạn và ngắn hạn.

Tác giả phân tích mối quan hệ Granger dựa trên 2 bước:

­ Bước thứ nhất, tác giả sử dụng mô hình FMOLS (Panel Fully Modified OLS) nhằm ước lượng phần dư mô hình.

­ Bước thứ 2, tác giả sử dụng mô hình GMM trên dữ liệu bảng với cách tiếp cận của Arellano và Bond để ước lượng hệ số và sử dụng kiểm định Wald nhằm xác định mức ý nghĩa của các quan hệ Granger.

Bảng 4.14: Kết quả kiểm định nhân quả VECM Granger

Biến phụ thuộc

Nguồn của hướng tác động

Mối quan hệ ngắn hạn Dài hạn

ΔY ΔG ΔF ΔK ΔO ECT(­1)

ΔY ­ 8.07** 54.92*** 24.84*** 27.55*** 0.02

ΔG 1.40 ­ 5.53* 9.86*** 8.11** 0.00

ΔF 12.93*** 8.23** ­ 19.73*** 3.45 0.04

ΔK 6.11** 16.81*** 6.27** ­ 10.61*** 13.44***

ΔO 37.00*** 7.63** 52.69*** 38.11*** ­ 4.92**

***, **, * tương ứng với mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%

(Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm Stata trên số liệu tác giả thu thập với cỡ mẫu 336 quan sát 14 quốc gia trong giai đoạn 1991 – 2014)

Theo kết quả hồi quy mô hình VECM ở bảng 4.14 trình bày trên ta thấy hầu hết các biến đều có mối quan hệ nhân quả hai chiều trong ngắn hạn. Trong dài hạn, tất cả các biến độc lập có tác động đến sự hình thành vốn và độ mở thương mại, còn sự tiêu thụ khí gas tự nhiên, tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài thì không có mối quan hệ với các biến độc lập trong dài hạn. Trong ngắn hạn, tất cả các biến đầu tư trực tiếp nước ngoài, sự hình thành vốn và độ mở thương mại đều có quan hệ nhân quả với tăng trưởng kinh tế. Tức là kết quả mô hình đã tìm thấy bằng chứng cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài, sự hình thành vốn và độ mở thương mại có mối quan hệ nhân quả hai chiều trong ngắn hạn với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên trong ngắn hạn, mô hình đã tìm thấy bằng chứng cho rằng sự tiêu thụ khí gas tự nhiên có mối quan hệ nhân quả một chiều với tăng trưởng kinh tế theo chiều từ sự tiêu thụ khí gas tự nhiên đến tăng trưởng kinh tế, nhưng luận văn không tìm thấy chiều ngược lại, nghĩa là tăng trưởng kinh tế không có tác động đến sự tiêu thụ khí gas tự nhiên.

Ngoài ra, không tồn tại mối quan hệ nhân quả theo chiều từ độ mở thương mại đến chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài, tuy nhiên có tồn tại mối quan hệ theo chiều từ đầu tư trực tiếp nước ngoài đến độ mở thương mại trong ngắn hạn, hai biến này chỉ có mối quan hệ một chiều trong ngắn hạn. Các yếu tố khác đều có mối quan hệ nhân quả hai chiều trong ngắn hạn. Hơn nữa, mô hình còn tìm thấy bằng chứng cho rằng sự tiêu thụ khí gas tự nhiên có quan hệ nhân quả hai chiều với đầu tư trực tiếp nước ngoài, sự hình thành vốn và độ mở thương mại. Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự hình thành vốn là mối quan hệ ngắn hạn hai chiều; mối quan hệ giữa độ mở thương mại và sự hình thành vốn cũng có mối quan hệ ngắn hạn hai chiều.

Như vậy, theo kết quả hồi quy mô hình ở bảng 4.16 ta thấy sự tiêu thụ khí gas tự nhiên có quan hệ nhân quả một chiều trong ngắn hạn với tăng trưởng kinh tế, nghĩa là sự tiêu thụ khí gas tự nhiên có tác động đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, cùng quan điểm với tác giả Isik (2010) ở Thổ Nhĩ Kỳ, Zahid (2008) cho quốc gia Băng­la­đet, Yang (2000) ở Đài Loan, Pirlogea và Cicea (2012) ở Tây Ban Nha, Kum và cộng sự (2012) đối với nước Ý, Solarin và Shahbaz (2015) ở Malaysia ­ tuy nhiên luận văn không tìm thấy mối quan hệ dài hạn giữa 2 biến sự tiêu thụ khí gas tự nhiên và tăng trưởng kinh tế như các bài nghiên cứu của Isik (2010) ở Thổ Nhĩ Kỳ, Lotfalipour và cộng sự (2010), Bildirici và Bakirtas (2014) ở Braxin, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, Solarin và Shahbaz (2015) đối với Malaysia.

Kết quả mô hình VECM Granger trong dài hạn, sự tiêu thụ khí gas tự nhiên không có tác động đến tăng trưởng kinh tế ở các nước trong mẫu nghiên cứu, bao gồm 14 quốc gia Châu Á Thái Bình Dương, cùng quan điểm với Siddiqui (2004), Aqueel và Butt (2001) đối với Pakistan.

Ngoài ra, kết quả mô hình VECM Granger còn cho thấy:

­Trong ngắn hạn, tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế, khác với Solarin và Shahbaz (2015) chỉ tìm thấy mối quan hệ một chiều từ đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự tiêu thụ khí gas tự nhiên là mối quan hệ hai chiều trong ngắn hạn, không cùng quan điểm với tác giả Solarin và Shahbaz (2015). Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự hình thành vốn cũng là

mối quan hệ hai chiều, khác với Solarin và Shahbaz (2015) chỉ tìm thấy mối quan hệ một chiều từ đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự hình thành vốn. Hơn nữa, mô hình tìm thấy bằng chứng tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và độ mở thương mại là mối quan hệ một chiều, đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động đến độ mở thương mại trong ngắn hạn, nhưng mối quan hệ ngược lại thì không tìm thấy, tức là độ mở thương mại không ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, không cùng quan điểm với tác giả Solarin và Shahbaz (2015).

­Bên cạnh đó, kết quả mô hình VECM Granger còn cho thấy có tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa sự hình thành vốn và tăng trưởng kinh tế, sự hình thành vốn và độ mở thương mại ở 14 quốc gia Châu Á Thái Bình Dương trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn, cùng quan điểm với Solarin và Shahbaz (2015). Hơn nữa, tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều trong ngắn hạn giữa sự hình thành vốn và sự tiêu thụ khí gas tự nhiên, sự hình thành vốn và đầu tư trực tiếp nước ngoài, không cùng quan điểm với Solarin và Shahbaz (2015) – các tác giả chỉ tìm thấy mối quan hệ một chiều từ đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự hình thành vốn.

­Hơn nữa, mô hình còn tìm thấy bằng chứng tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế trong cả ngắn hạn và dài hạn, cùng quan điểm với Solarin và Shahbaz (2015) trong ngắn hạn về mối quan hệ giữa hai biến. Độ mở thương mại và sự tiêu thụ khí gas tự nhiên có mối quan hệ nhân quả trong ngắn hạn, khác với Solarin và Shahbaz (2015) chỉ tìm thấy mối quan hệ một chiều từ độ mở thương mại đến sự tiêu thụ khí gas tự nhiên.

Tóm lại, phần 4 đã ứng dụng các phương pháp mô hình kinh tế lượng để tìm ra sự tác động của các biến độc lập: Sự tiêu thụ khí gas tự nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài, sự hình thành vốn và độ mở thương mại lên biến phụ thuộc là GDP trong mẫu tất cả các quốc gia, mẫu các quốc gia có thu nhập cao và mẫu các quốc gia có thu nhập trung bình đối với 14 quốc gia Châu Á Thái Bình Dương. Ngoài ra, luận văn đã ứng dụng mô hình VECM Granger để nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong dài hạn lẫn trong ngắn hạn. Các kết quả có thể được tóm lược như sau:

­Đối với mẫu tất cả các quốc gia, bao gồm 14 nước Châu Á Thái Bình Dương, luận văn không tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa sự tiêu thụ khí gas tự nhiên và tăng trưởng kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế, nghĩa là sự tiêu thụ khí gas tự nhiên và đầu tư trực tiếp nước ngoài không tác động đến tăng trưởng kinh tế ở các nước này trong dài hạn. Trong khi sự hình thành vốn và độ mở thương mại đều có ý nghĩa thống kê và có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong tất cả các mô hình hồi quy.

­Đối với mẫu các quốc gia có thu nhập cao, bao gồm Australisa, China Hong Kong SAR, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, luận văn cũng không tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa sự tiêu thụ khí gas tự nhiên và tăng trưởng kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế, nghĩa là sự tiêu thụ khí gas tự nhiên và đầu tư trực tiếp nước ngoài không tác động đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Mặc khác, sự hình thành vốn và độ mở thương mại đều có ý nghĩa thống kê và có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong tất cả các mô hình hồi quy.

­Đối với mẫu các quốc gia có thu nhập trung bình, bao gồm các nước Bangladet, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Pakistan, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, sự tiêu thụ khí gas tự nhiên có ý nghĩa thống kê ở mức 10% và tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó đầu tư trực tiếp nước ngoài không tác động đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia này trong dài hạn. Ngoài ra, hai yếu tố sự hình thành vốn và chỉ số độ mở thương mại có ý nghĩa thống kê và tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

Như vậy, hồi quy mô hình theo mẫu tất cả các quốc gia, mẫu các quốc gia có thu nhập cao hay mẫu các quốc gia có thu nhập trung bình thì hai yếu tố sự hình thành vốn và độ mở thương mại đều có ý nghĩa thống kê và có chiều tác động dương đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả này ngụ ý rằng một sự gia tăng trong sự hình thành vốn, tăng cường mở cửa thương mại, giao dịch quốc tế xuất nhập khẩu càng nhiều thì sẽ có ảnh hưởng tốt đến nền kinh tế, góp phần làm cho tăng trưởng kinh tế càng mạnh hơn.

Sự tiêu thụ khí gas tự nhiên có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia có thu nhập trung bình trong dài hạn, cùng quan điểm với Shahbaz và cộng sự (2013) ở Pakistan, Farhani và cộng sự (2014) ở Tuynidi. Các tác giả này cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

rằng sự tiêu thụ khí gas tự nhiên là nguyên nhân dẫn tến tăng trưởng kinh tế. Các lý thuyết kinh tế sinh thái nói rằng tiêu thụ năng lượng là một hạn chế yếu tố để tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong nền kinh tế hiện đại. Các nhà kinh tế sinh thái phán xét rằng tiến bộ công nghệ và đầu vào vật chất khác không thể nào thay thế vai trò quan trọng của năng lượng trong quá trình sản xuất (Stern, 1993, 2000). Họ thậm chí xem xét năng lượng như là nguồn chính bởi vì các yếu tố khác của sản xuất như lao động và tư bản không thể thực hiện mà không cần năng lượng (Belloumi, 2009). Họ bảo vệ cái gọi là “giả thuyết tăng trưởng”, và do đó cho rằng bất kỳ cú sốc đối với nguồn cung cấp năng lượng cuối cùng sẽ có một tác động tiêu cực về tăng trưởng kinh tế. Kết quả là, họ đang chống lại các chính sách bảo tồn năng lượng.

Hiện tại và trong tương lai, khí gas tự nhiên là một mặt hàng quan trọng trong nền kinh tế thế giới, trong công nghiệp và người tiêu dùng nội địa. Điều này làm tăng sự ảnh hưởng của các mối quan hệ quốc tế giữa các nhà nhập khẩu và các nhà cung cấp trong nước. Nhu cầu về năng lượng sẽ ngày càng gia tăng, trong đó nhu cầu về khí gas tự nhiên là rất đáng kể vì chi phí sử dụng rẻ hơn so với than, dầu và nó còn làm giảm sự phát thải ô nhiễm ra môi trường so với than đá, dầu. Đối với quốc gia có thu nhập trung bình như Việt Nam là một trường hợp, thì lợi nhuận mang lại từ việc kinh doanh khí gas là hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm, điển hình là PV Gas, chiếm hơn 70% thị phần cung cấp khí gas trong nước và đóng góp hàng năm vào GDP là hơn 2%. Vì vậy, dễ hiểu khi sự tiêu thụ khí gas tự nhiên đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài không tác động đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia trong mẫu nghiên cứu trong dài hạn. Kết luận này cùng quan điểm với một số tác giả như Carkovic và Ross (2002), Umeora (2013), Lian và Ma (2013). Các tác giả này cho rằng các bài nghiên cứu trước đã phóng đại ảnh hưởng tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế và làm lu mờ ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo Lian và Ma (2013) thì đầu tư trực tiếp nước ngoài không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có thể vì đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tập trung đổ xô vào đầu tư trong nước, chứ không phải là một mối quan hệ bổ sung với đầu tư trong nước mà trong đó đã phần nào bù đắp những ảnh

hưởng của đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế ở nước sở tại.

Bên cạnh đó, sự hình thành vốn có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Kết luận này cùng quan điểm với một số tác giả như Mehta (2011), Unezea (2013), Moghadam và cộng sự (2014), Adhikary (2015). Theo các lý thuyết về đầu tư như: Lý thuyết về đầu tư , lý thuyết gia tốc đầu tư , lý thuyết q về đầu tư thì vốn có tác động rất lớn tới sự phát triển kinh tế. Khi nguồn vốn đầu tư gia tăng thì khối lượng sản phẩm sản xuất ra cũng sẽ tăng, từ đó làm tăng tổng thu nhập quốc dân, làm cho GDP tăng và làm cho nền kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên khi nguồn vốn đầu tư tăng thêm đến một mức nào đó thì kinh tế không thể tăng trưởng thêm đựơc do nền kinh tế cũng phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau như: lao động, tài nguyên thiên nhiên, hay chính sách tài khoá của chính phủ,...

Thêm nữa, độ mở thương mại cũng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng tăng xuất nhập khẩu là một trong những yếu tố chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết này dựa vào tiền đề cho rằng tăng xuất khẩu có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế thông qua một số kênh. Thứ nhất, ngành xuất khẩu có thể ảnh hưởng tới các ngành phi xuất khẩu thông qua tác động bên ngoài tích cực. Hơn nữa, mở rộng xuất nhập khẩu sẽ tăng tính hiệu quả của nền kinh tế dựa vào quy mô. Ngoài ra, xuất khẩu có thể làm giảm khó khăn về ngoại tệ và do đó có thể giúp các nước tiếp cận với thị trường toàn cầu dễ dàng hơn. Những lập luận này đã được hỗ trợ nhờ cơ sở lý luận về thuyết tăng trưởng “nội sinh”, trong đó nhấn mạnh rằng xuất khẩu có thể thúc đẩy tăng trưởng dài hạn vì sẽ thúc đẩy phát triển công nghệ và học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác.

Ngoài ra, theo kết quả của mô hình VECM Granger, các biến hầu hết đều có mối quan hệ nhân quả trong ngắn hạn; tồn tại mối quan hệ một chiều từ sự tiêu thụ khí gas tự nhiên đến tăng trưởng kinh tế nhưng luận văn không tìm thấy bằng chứng là tồn tại chiều ngược lại, nghĩa là tăng trưởng kinh tế không tác động đến sự tiêu thụ khí gas tự nhiên trong ngắn hạn. Kết quả này cùng quan điểm với các tác giả Yu và Choi (1985) đối với Mỹ và Ba Lan, Pirlogea và Cicea (2012) đối với Rumani, Kum và cộng sự (2012) đối với Canada và Nhật Bản. Các tác giả này cũng không tìm thấy mối quan hệ nào giữa tăng trưởng kinh tế và sự tiêu thụ khí gas tự nhiên.

Tăng trưởng kinh tế có thể đã không hấp thụ được sự tiêu thụ khí gas tự nhiên nên không có tác động đến nó. Trong khi đó sự hình thành vốn, đầu tư trực tiếp nước ngoài, độ mở thương mại đều có mối quan hệ hai chiều đến sự tiêu thụ khí gas tự

Một phần của tài liệu Tiêu thụ khí gas tự nhiên và tăng trưởng kinh tế vai trò của FDI, tình hình thành vốn và độ mở thương mại bằng chứng từ một số nước châu á thái bình dương (Trang 57 - 66)