4. Kết quả nghiên cứu
4.3.1. Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến
Hệ số tương quan là hệ số được dùng để chỉ mối quan hệ giữa các biến được sử dụng trong mô hình. Dựa vào kết quả ma trận tự tương quan được trình bày ở bảng 4.6 dưới đây, tác giả sẽ tiến hành phân tích mối tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập trong mô hình và mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau để xem xét có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các cặp biến độc lập trong mô hình hay không.
Bảng 4.6: Kết quả ma trận tự tương quan
Y G F K O Y 1.0000 G 0.9193 1.0000 F 0.8636 0.7899 1.0000 K 0.9267 0.7541 0.8223 1.0000 O 0.9736 0.9607 0.8605 0.8522 1.0000
(Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm Stata trên số liệu tác giả thu thập với cỡ mẫu 336 quan sát 14 quốc gia trong giai đoạn 1991 – 2014)
Kết quả phân tích ma trận tự tương quan giữa các biến trong mô hình theo bảng 4.6 cho thấy, tồn tại các hệ số tự tương quan cặp giữa các biến độc lập lớn hơn 0.8, vì vậy tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng giữa các cặp biến độc lập trong mô hình.
Kết luận: Tồn tại tại hiện tượng đa cộng tuyến với tiêu chuẩn tương quan cặp tuyến tính.
Tuy nhiên, đa cộng tuyến theo Christopher Achen không quá nghiêm trọng. Bởi vì ngay cả khi đa cộng tuyến chặt, như trong trường hợp gần đa cộng tuyến (near multicollinearity) thì các ước lượng OLS vẫn có tính chất của BLUE (tức là các ước lượng vững, không chệch và hiệu quả).
Ở khía cạnh phương pháp nghiên cứu của bài nghiên cứu này, tác giả sẽ lựa chọn phương pháp ước lượng AMG (2010, 2011) và phương pháp GMM là các ước lượng có tính vững và hiệu quả để tiến hành hồi quy mô hình.