Đặc tuyến PV của các nút

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp tính toán đánh giá độ tin cậy và giải pháp nâng cao độ tin cậy lưới điện trung á (Trang 69 - 79)

Khảo sát chế độ vận hành cơ bản, tổng CSTD nguồn phát/ tổng CSTD phụ tải của HTĐ Việt Nam năm 2015 là 29513MW/28927,3MW. Phân tích đặc tuyến PV với chương trình PSS/E bằng cách tăng dần công suất phụ tải cho đến khi đạt đến điểm tới hạn điện áp.

Ở chế độ cơ bản Pdt = 2637,5 MW tương ứng với hệ số dự trữ công suất tác dụng ở chế độ cơ bản là KtdP% = 9,12%

62

3.5.1.1 Đặc tuyến PV của các nút ở chế độ sự cố 1 đường dây

Bảng 3.1 Độ dự trữ CSTD Pdt ở chế độ cắt 1 ĐD 500kV S STT Chế độ cắt 1 ĐD 500kV Độ dự trữ CSTD của HTĐ Pdt (MW) Hệ số dự trữ CSTD KdtP%

1 Cắt đường dây Sơn La-Hiệp Hòa 2393,75 8,27

2 Cắt đường dây Sơn La-Hòa Bình 2362,50 8,16

3 Cắt đường dây Hà Tĩnh-Vũng Áng 2531,25 8,75

4 Cắt đường dây Đà Nẵng-Dốc Sỏi 2581,25 8,92

5 Cắt đường dây Phú Lâm-Nhà Bè 2637,50 9,12

63

Hình 3.4 Đặc tuyến PV các nút Sơn La, Thường Tín, Phố Nối, Đức Hòa – chế độ sự cố ĐD Sơn La-Hiệp Hòa

Khảo sát chế độ sự cố 1 đường dây bằng phương pháp đường cong PV của phần mềm PSS/E cho kết quả độ dự trữ CSTD & hệ số dự trữ CSTD như ở bảng 3.1 ở trên.

Trường hợp cắt một đường dây Vũng Áng - Đà Nẵng, ... thì hệ thống sẽ mất ổn định điện áp.

Đặc tuyến PV một số nút ở chế độ sự cố ĐD Sơn La-Hiệp Hòa được thể hiện như hình 3.4

3.5.1.2 Đặc tuyến PV của các nút ở chế độ sự cố 1 tổ máy phát

Độ dự trữ CSTD (Pdt) của HTĐ Việt Nam trong các trường hợp cắt một tổ máy phát như ở bảng 3.2 & đặc tuyến PV một số nút được thể hiện như hình 3.5

Trường hợp cắt một tổ máy phát có công suất lớn của các nhà máy Long Phú, Ô Môn thì hệ thống điện sẽ mất ổn định điện áp.

64

Bảng 3.2 Độ dự trữ CSTD Pdt ở chế độ cắt 1 tổ máy phát

STT Chế độ cắt 1 tổ máy phát Độ dự trữ CSTD của HTĐ Pdt (MW) Hệ số dự trữ CSTD KdtP% 1 Cắt máy phát H1 NMĐ Hòa Bình 2450,00 8,47

2 Cắt máy phát NMĐ Quảng Ninh 2406,25 8,32

3 Cắt máy phát NMĐ Vũng Áng 2012,50 6,95

4 Cắt máy phát Đồng Nai 2600,00 8,98

5 Cắt máy phát 3.1 NMĐ Vĩnh Tân 1612,50 5,57

Đặc tuyến QV của các nút

Hình 3.5 Đặc tuyến PV các nút Sơn La, Thường Tín, Phố Nối, Đức Hòa- chế độ sự cố 1 tổ máy phát NMĐ Vĩnh Tân

65

3.5.2 Đặc tuyến QV của các nút

Từ số liệu của lưới điện truyền tải Việt Nam giai đoạn đến năm 2015 và với sự hỗ trợ của phần mềm PSS/E ta vẽ được đường đặc tuyến QV trong các trường hợp chế độ vận hành cơ bản & chế độ sự cố N-1 (Sự cố 1 phần tử máy phát, sự cố 1 đường dây) và tính toán độ dự trữ CSPK tại các nút như bảng 3.3

3.5.2.1 Đặc tuyến QV của các nút ở chế độ vận hành cơ bản

Ta có đặc tuyến QV một số nút ở chế độ vận hành cơ bản được thể hiện trên các hình vẽ 3.6, 3.7, 3.8

66

Hình 3.8 Đặc tuyến QV nút tải Thốt Nốt - chế độ cơ sở Hình 3.7 Đặc tuyến QV nút tải Việt Trì - chế độ cơ sở

67

3.5.2.2 Đặc tuyến QV của các nút ở chế độ sự cố 1 đường dây

Xét chế đố sự cố đường dây Sơn La-Hòa Bình, ta có đặc tuyến QV một số nút như ở hình 3.9, 3.10, 3.11;

Hình 3.9 Đặc tuyến QV nút tải Thường Tín - chế độ sự cố ĐD Sơn La-Hòa Bình

68

3.5.2.3 Đặc tuyến QV của các nút ở chế độ sự cố 1 tổ máy phát nhà máy điện

Hình 3.12 Đặc tuyến QV nút tải Thường Tín - chế độ sự cố 1 tổ máy phát NMĐ Vĩnh Tân

69

Hình 3.14 Đặc tuyến QV nút tải Thốt Nốt - chế độ sự cố 1 tổ máy phát NMĐ Vĩnh Tân Hình 3.13 Đặc tuyến QV nút tải Việt Trì - chế độ sự cố 1 tổ máy phát NMĐ Vĩnh Tân

70

3.5.2.4 Độ dự trữ công suất phản kháng các nút tải 500kV

Mức độ ổn định điện áp tại mỗi nút phụ tải được xác định qua khả năng dự trữ công suất phản kháng như đã mô tả ở trên. Một nút có mức độ ổn định càng cao, khi khả năng cung cấp công suất phản kháng cho phụ tải càng lớn, nghĩa là độ dự trữ CSPK Qdt càng lớn.

Như vậy, độ dự trữ công suất phản kháng là chỉ tiêu để đánh giá ổn định điện áp tại nút tải .Ta có bảng tổng hợp độ dự trữ công suất phản kháng tại các nút cho các chế độ đã xét như bảng 3.3

Từ kết quả phân tích đặc tuyến QV các nút tải 500kV ở trên và kết quả tổng hợp như bảng 3.3, ta nhận xét các nút 500kV Thường Tín, Việt Trì, Sóc Sơn của khu vực miền Bắc, nút 500kV Thốt Nốt của khu vực miền Nam là các nút có điện áp thấp nhất của HTĐ 500kV Việt Nam trong các chế độ vận hành năm 2015.

Bảng 3.3 Độ dự trữ công suất phản kháng của các nút tải 500kV

STT Tên nút Độ dự trữ CSPK chế độ cơ sở Qdt (MVAr) Độ dự trữ CSPK sự cố 1 tổ máy phát NMĐ Vĩnh Tân Qdt ( MVar) Độ dự trữ CSPK sự cố 1 đường dây Sơn La-Hòa Bình Qdt (MVAr) 1 Thường Tín 2133,39 1858,68 1938,04 2 Nho Quan 2135,26 1865,58 1955,05 3 Việt Trì 2109,04 1859,31 2000,39 4 Hà Tĩnh 2673,93 2368,06 2604,82 5 Đà Nẵng 3063,79 2668,01 3046,82 6 Pleiku 3804,58 3324,68 3794,06 7 Phú Lâm 3131,65 2907,37 3127,13 8 Dốc Sỏi 3140,38 2915,15 3138,40 9 Di Linh 3218,80 2820,48 3211,20 10 Tân Định 3250,27 2863,39 3219,42

71

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp tính toán đánh giá độ tin cậy và giải pháp nâng cao độ tin cậy lưới điện trung á (Trang 69 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)