Dự trữ công suất phản kháng của nút tải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp tính toán đánh giá độ tin cậy và giải pháp nâng cao độ tin cậy lưới điện trung á (Trang 61 - 63)

Theo phương pháp phân tích đường cong QV, hiện tượng mất ổn định điện áp bắt đầu xảy ra tại điểm giới hạn vận hành của CSPK tại nút tải (điểm giới hạn ổn

54

định điện áp). Như vậy mức độ ổn định điện áp và độ dự trữ CSPK của nút tải có liên quan mật thiết đến nhau nên độ dự trữ CSPK có thể được sử dụng để đánh giá giới hạn ổn định điện áp của nút tải.

Đối với phương pháp phân tích đường cong QV truyền thống sử dụng biến điện áp nút thay đổi (hình 2.14). Khi thay đổi Vnút theo kịch bản giảm dần đều từ điểm vận hành ban đầu thì lượng CSPK bù thêm vào nút tải Qc sẽ tăng dần theo và tại điểm đáy của đường cong QV, Qc sẽ đạt giá trị cực đại ứng với giá trị Qgh, Vgh. Khoảng cách giá trị CSPK vuông góc từ điểm vận hành ban đầu (trục hoành) đến điểm giới hạn của đường cong QV ứng với Qgh được gọi là độ dự trữ CSPK (Qdt) của nút tải. Độ dự trữ CSPK (Qdt) được định nghĩa theo biểu thức (2-49)

Qdt = - Qgh (2-49) Đối với phương pháp phân tích đường cong QV sử dụng biến Q thay đổi như hình (2-19) thì khi tăng dần Qpt theo kịch bản tăng đều CSPK Qpt tại nút kiểm tra từ điểm vận hành ban đầu thì Vnút sẽ giảm dần theo và tại điểm giới hạn thì Qpt đạt giá trị cực đại Qmax tại điện áp Vgh. Khoảng cách giá trị CSPK từ điểm vận hành ban đầu ứng với Q0 đến điểm giới hạn của đường cong QV ứng với Qmax được gọi là độ dự trữ CSPK (Qdt) của nút tải. Như vậy độ dự trữ CSPK được định nghĩa như ở biểu thức ( 2-50)

Qdt = Qmax - Q0 (2-50) Như vậy trong cả 2 phương pháp, nếu độ dự trữ CSPK của một nút lớn thì biểu thị nút tải đó đạt được ổn định điện áp và nút tải nào có độ dự trữ CSPK càng lớn thì độ ổn định điện áp càng cao. HTĐ có dự trữ CSPK của tất cả các nút tải đều đạt giá trị dương trong các chế độ vận hành thì HTĐ đảm bảo vận hành ổn định điện áp. Nếu độ dự trữ CSPK của một nút nhỏ thì biểu thị nút tải đó kém ổn định điện áp và nút tải nào có độ dự trữ CSPK nhỏ nhất thì nút tải đó kém ổn định điện áp nhất và dễ bị mất ổn định điện áp hoặc sụp đổ điện áp. Nếu độ dự trữ CSPK có giá trị âm có nghĩa là hệ thống không thể làm việc nếu không có bù CSPK. HTĐ nào có một số nút tải có độ dự trữ CSPK có giá trị âm thì HTĐ đó vận hành kém ổn định điện

55

Hình 2.19 Đường cong QV sử dụng biến Q phụ tải thay đổi

áp và như vậy phải có phương thức vận hành thích hợp hoặc giải pháp bù CSPK để phục hồi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp tính toán đánh giá độ tin cậy và giải pháp nâng cao độ tin cậy lưới điện trung á (Trang 61 - 63)