Ảnh hưởng của độ sâu chôn cáp đến khả năng mang dòng của cáp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình lắp đặt và khả năng tải điện của cáp trung áp (Trang 100 - 103)

Khi độ sâu lắp đặt tăng thì nhiệt trở ngoài của cáp cũng tăng nghĩa là khả năng tiêu tán nhiệt chậm dẫn tới khả năng mang dòng của cáp giảm. Điều này có thể lý giải như sau: Nhiệt sinh ra từ hệ thống cáp sẽ tiêu tan vào môi trường đất theo tất cả các hướng và hướng có gradient nhiệt độ ( hay tốc độ tiêu tan nhiệt ) lớn nhất là

hướng từ vị trí lắp đặt cáp đến mặt đất.Khi độ chôn sâu của cáp tăng,nghĩa là giảm gradient nhiệt theo hướng này. Do vậy, với cùng một nhiệt lượng toả ra nhưng tốc độ tiêu tán của nhiệt chậm làm tăng nhiệt độ của cáp, điều này đồng nghĩa với khả năng mang dòng của cáp giảm . Kết quả tính toán khi thay đổi độ sâu chôn cáp từ 0.5 m đến 2.0 m trong bảng 21 thể hiện sự ảnh hưởng này.

Bảng 21: Ảnh hưởng của độ sâu lắp đặt đến khả năng mang tải của cáp Độ sâu lắp đặt (m) Khả năng mang dòng (A)

0.5 496 0.6 485 0.7 476 0.8 468 0.9 462 1.0 456 1.1 450 1.2 447 1.3 443 1.4 440 1.5 437 1.6 435 1.7 433 1.8 430 1.9 427 2.0 425 Nhận xét:

Kết quả tính toán, phân tích các cấu hình lắp đặt cáp cho thấy: Cáp được lắp đặt trực tiếp, không sử dụng ống bảo vệ, quá trình tản nhiệt ra môi trường xung quanh tốt hơn dẫn đến khả năng mang tải cao hơn cáp được lắp đặt trong ống bảo vệ. Cáp được lắp đặt mạch đơn có khả năng mang tải tốt hơn cáp được lắp đặt mạch

đôi do ảnh hưởng của trường nhiệt giữa các cáp nhỏ hơn. Đối với cáp được bố trí cấu hình tam giác, khi vận hành một mạch hay 2 mạch thì có khả năng mang tải của chúng cũng thấp hơn khi được bố trí theo cấu hình ngang tương ứng.

Khi tăng độ sâu chôn cáp, nhiệt trở suất của đất cũng như nhiệt độ môi trường đất đều dẫn đến việc tăng nhiệt độ của cáp hoặc nhiệt độ của bề mặt ống (nếu cáp được lắp đặt trong ống). Điều này dẫn đến làm giảm khả năng tải của hệ thống cáp ngầm, Ngược lại, khi tăng khoảng cách giữa các pha , sự ảnh hưởng nhiệt độ lẫn nhau giữa các cáp giảm làm cho khả năng mang dòng của cáp tăng.

KẾT LUẬN Những đóng góp của luận văn

Luận văn đã đưa ra được tóm tắt cấu tạo cáp điện sử dụng phổ biến hiện nay. Luận văn cũng đưa ra các quy trình ,lắp đặt cáp trung áp, Các quan hệ về phân bố điện trường trên cáp và tính toán khả năng tải của cáp điện của cáp trung áp. Trong đó nội dung chính của luận văn đã được giải quyết:

1.Quy trình lắp lắp đặt cáp.

Luận văn đã đưa ra được quy trình lắp đặt cáp, áp dụng trong các trường hợp cụ thể như giao nhau đường sắt, quốc lộ …Với mỗi loại cáp có đặc điểm riêng phải hết sức chú ý tới các đặc điểm riêng của từng loại cáp. Tổ chức thi công và vafphair kiểm tra chất lượng trước khi đi vào sử dụng sau khi lắp đặt và thí nghiệm định kỳ trong quá trình vận hành. Đảm bảo các tính chất vật lý , hóa học của vật liệu dẫn điện, cách điện. Đảm bảo được chất lượng công trình , giảm tối đa xuất sự cố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình lắp đặt và khả năng tải điện của cáp trung áp (Trang 100 - 103)