Ruột dẫn của các lớp bọc thường gồm 2 loại nén tròn hoặc xoắn tròn và được làm bằng vật liệu đồng hoặc nhôm.
Tất cả các loại cáp bọc có cấp điện áp từ 1,8/(3,6) kV đều được chế tạo lớp màng chắn ruột dẫn bằng vật liệu phi kim loại và gồm 2 dạng: lớp bán dẫn dạng dải băng hoặc lớp hỗn hợp chất bán dẫn định hình bằng phương pháp đùn hay có thể là sự kết hợp cả 2 loại trên.
Cách điện là lớp polyetylen (XLPE) được định hình bằng phương pháp đùn.
Hình 6: Cấu tạo cáp điện ba pha
Đối với các loại cáp bọc có cấp cách điện từ 1,8/(3,6)kV trở lên, lớp màn chắn vỏ cách điện bao gồm phần hỗn hợp bán dẫn phi kim loại kết hợp với phần kim loại.
Lớp bán dẫn cũng có mục đích tương tự lớp màn dùng để cân bằng điện trường trong cáp, loại bỏ được các điểm có điện thế cao trong cáp, do vậy tăng tuổi thọ và độ tin cậy của cáp.
Dây dẫn
Khi có lớp bán dẫn
Khi không có lớp bán dẫn Khe hở
V
Hình 7: Phân bổ điện thế khi có lớp bán dẫn
Hình 7 nêu rõ sự phân bố điện thế khi có lớp bán dẫn và trong trường hợp không có lớp bán dẫn. Lớp màn thường gồm băng lá đồng mỏng quấn quanh cách điện và bán dẫn tạo nên lớp màn liên tục dọc theo chiều dài cáp. Lớp màn này rất cần thiết đối với cáp trung áp và cao áp nhằm mục đích:
- Ngăn ngừa phóng điện vầng quang. - Giới hạn trường điện môi bên trong cáp. - Giảm điện áp cảm ứng.
- Phân bố điện áp đều.
Phần phi kim loại phải được áp sát trực tiếp lên lớp cách điện dưới dạng dải băng hoặc lớp hỗn hợp chất bán dẫn định hình bằng phương pháp đùn. Lớp màn chắn định hình bằng phương pháp đùn thường là loại dễ bóc tách. Tuy nhiên lớp này có thể được chế tạo dính chặt với lớp cách điện (không bóc tách được) theo yêu cầu.
Phần kim loại được áp sát trên từng lõi cáp riêng biệt đối với các loại cáp có cấp cách điện từ 1.8/(3.6) kV trở lên và bao một lớp băng bằng đồng. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu, lớp băng đồng có thể được thay thế bằng lớp hợp kim hoặc nhôm dập gợn sóng.
Lớp bọc bên trong (ứng dụng cho loại cáp có lớp giáp bảo vệ). Đối với loại có lớp cáp bọc bảo vệ, nếu không sử dụng lớp màn chắn thì có thể thay thế bằng một lớp bọc vật liệu PVC. Trong trường hợp lớp màn chắn kim loại và lớp giáp
bảo vệ được làm bằng vật liệu kim loại khác nhau, lớp bọc bằng vật liệu PVC có tác dụng ngăn cách giữa các vật liệu kim loại này.
Lớp giáp bảo vệ cáp, tùy theo yêu cầu, có thể là lớp giáp bằng dây tròn bao bọc xung quanh, dây dẫn hoặc là lớp băng quấn kép và được chế tạo bằng vật liệu thép tráng kẽm hoặc nhôm. Riêng đối với loại cáp 1 lõi, lớp giáp bảo vệ thường được làm bằng vật liệu nhôm do đặc tính không bị từ hoá của lớp giáp bọc khi sử dụng cáp một lõi trong hệ thống điện xoay chiều.
Tất cả các loại cáp thường được bọc bên ngoài bằng một lớp vỏ bọc PVC màu đen và thực hiện bằng phương pháp đùn. Ngoài ra, vỏ bọc bên ngoài còn có thể được làm bằng các loại vật liệu và màu sắc khác như: polyetylen, nhựa PVC chống cháy...
Hình 9: Cáp điện ba lõi 0,6/1(1,2)kV cách điện XLPE
Hình 11: Cáp điện ba lõi 3,6/24 kV cách điện XLPE
Hình 12: Cáp điện hạ thế vặn xoắn trên không ba lõi
Hình 15: Đầu nối cáo elbow