Hạn ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp trong phân bổ hạn ngạch docx (Trang 29 - 38)

I. Thực trạng của việc phân bổ hạn ngạch ở nước ta

2. Hạn ngạch xuất khẩu

Gần đây nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có một số giải pháp bán đấu giá hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may cho các doanh nghiệp trong nước. Việc phân bổ hạn ngạch theo cơ chế xin cho gây ra rất nhiều điều bất cập. ở nước ta chủ yếu có 2 mặt hàng xuất khẩu quản lý bằng hạn ngạch đó là gạo và hàng dệt may.

Thực trạng của việc phân bổ hạn ngạch mặt hàng này như thế nào? Đó là một vấn đề gây ra rất nhiều tranh cãi, câu hỏi xoay quanh.

2.1 Mặt hàng gạo. a. Thực trạng.

Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn 12-11-1998 bài viết của Phúc Tiến có đoạn: Cựu Bộ trưởng Thương mại Lê Văn Thiết có lần kể một địa phương “hăm” đổ gạo xuống sân Bộ Thương mại nếu không được cấp quota. Việc phân chia hạn ngạch xuất khẩu gạo còn chưa hợp lý. Nước ta là một nước xuất khẩu gạo đứng vào hàng thứ ba trên thế giới sau Mỹ, Thái Lan. Vì vậy, vấn đề xuất khẩu gạo hàng năm ở các tỉnh thành nhiều lúa là vấn đề được quan tâm rất nhiều. Nhiều năm nay các tỉnh thành nhiều lúa này vẫn

yêu cầu nhiều quota, nhiều đầu mối xuất khẩu gạo. Không chỉ có các tỉnh thành nhiều lúa mà còn có các tỉnh thành ít lúa hoặc không có hạt lúa nào nhưng có nhà máy, bến cảng và doanh nghiệp quen làm hàng xuất khẩu cũng yêu cầu cấp hạn ngạch xuất khẩu gạo cho mình. Thậm chí có những địa phương, ngành không có cơ sở vật chất và doanh nghiệp không đạt yêu cầu cho xuất khẩu gạo song vẫn đòi hỏi phải được cấp hạn ngạch xuất khẩu gạo. Trong khi đó có nhiều tỉnh thành, doanh nghiệp có nhiều lúa, có nhà máy, xí nghiệp có cơ sở vật chất thì lại không được cấp hạn ngạch xuất khẩu gạo.

Những tỉnh thành, doanh nghiệp dù không có nhiều lúa nhưng có cơ sở vật chất thì có thể bán ngay những hạn ngạch xuất khẩu đó cho các doanh nghiệp tỉnh thành khác với mức giá ”hợp lý”. Điều đó còn gây ra những hậu quả xấu hơn khi nhiều doanh nghiệp, tỉnh thành không có đủ điều kiện về cơ sở vật chất vẫn xuất khẩu gạo dẫn đến tình trạng dìm giá gạo xuất khẩu chung, nhiều đầu mối hàng chỉ bán gạo cho một nơi nên còn bị ép giá. Hay là có nhiều doanh nghiệp nắm quota nắm quyền làm đầu mối nhưng có nhà máy xay xát, không có kho bãi nên ký hợp đồng rồi mới chạy đi mua gạo làm xáo trộn giá cả.

Tất cả những điều trên có ảnh hưởng rất xấu tới việc xuất khẩu gạo. Gạo nước ta vì chưa có khâu đánh bóng hạt gạo, tỷ lệ hạt gạo gẫy cao, độ dài còn chưa đạt tiêu chuẩn nên giá gạo xuất khẩu còn thấp. Khâu chế biến của chúng ta rất kém cộng với việc xuất khẩu gạo như trên làm cho giá cả lộn xộn, giá xuất khẩu bị dìm. Điều này gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp có khả năng, có cơ sở vật chất tốt mà không được nhận quota.

Như vậy, xét cho cùng Nhà nước nên tiếp tục phân bổ quota theo kiểu xin cho hay phân bổ theo các phương thức khác? Nếu phân bổ quota thì làm sao cho công khai và công bằng.

Tại cuộc thảo luận ngày 20-10 ở Hiệp hội xuất nhập khẩu lương thực bà Trần Ngọc Sương phó giám đốc nông trường Sông Hởu nêu đề nghị một cách rất hình tượng.

Xét quota và đầu mối xuất khẩu gạo cũng phải chấm như là thi hoa hậu phải đạt đủ ba vòng :

Vòng số 1: Sản lượng lúa.

Vòng số 2: Năng lực nhà máy.

Vòng số 3: Giá trị hàng hoá , thị trường xuất, người mua.

(Hay như đại diện công ty Vinafood nhận xét : Không nên coi vấn đề sản lượng là điều kiện tiên quyết được quota xuất khẩu gạo. Đã có thị trường thì không nên phân chia biên giới hạt gạo).

Còn ông Nguyễn Trung Tín, chủ tịch Hiệp hội lại cho rằng vẫn phải lưu ý tiêu chuẩn sản lượng vì đó là lợi ích của các địa phương có lúa. Song ông vẫn đồng ý Nhà nước phải tính đến yếu tố hiệu quả kinh doanh thật sự trong phân chia đầu mối và và quota xuất khẩu gạo.

Theo thống kê của Hiệp hội năm 1998 có đến 33 đầu mối xuất khẩu gạo, tăng 12 đầu mối so với năm trước. Song trong thực tế trong chín tháng đầu năm có năm đơn vị ngồi không chưa ký dược hợp đồng xuất khẩu nào. Còn lại số xuất khẩu trên 100.000 tấn chỉ có 9 đơn vị :

Từ 50.000-100.000 : có 6 đơn vị. Từ 20.000-50.000: có 7 đơn vị. Dưới 20.000 : có 6 đơn vị.

b. Giải pháp.

Qua đây ta thấy rằng để thực sự xuất khẩu gạo có hiệu quả thì khi phân bổ quota cần phải căn cứ vào cơ sỏ vật chất (có đủ nhà máy, bến cảng, doanh nghiệp quen làm hàng xuất khẩu, có sản lượng lúa cao) và phải căn cứ vào khả năng khi xuất khẩu gạo của doanh nghiệp.

Đối với những doanh nghiệp đầu mối chưa đủ điều kiện thì nên đưa sang diện xuất khẩu không thường xuyên. Mặt khác Nhà nước cũng cần bổ sung các đầu mối xuất khẩu gạo đủ điều kiện làm đầu mối mới. Cụ thể hơn đối với một đầu mối xuất khẩu gạo phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh lương thực, có cơ sở chế biến và kho tàng đủ cho 15.000 tấn trở lên, đồng thời phải tham gia mua lúa ngay trong vụ thu hoạch và có thị trường và khách hàng ổn định. Các đầu mối này không chỉ được xuất khẩu gạo cho các đơn vị có quota trong tỉnh mình mà còn có thể xuất uỷ thác cho các đầu mối ở tỉnh khác.

Chỉ có thế thì vấn đề xuất khẩu gạo mới có hiệu quả tránh được tình trạng “ ngồi mát ăn bát vàng”, kinh doanh tạm bợ chứ không đầu tư lâu dài. Về phân bổ quota Nhà nước cần bớt lại một số quota các dơn vị làm ăn thua lỗ hay xuất khẩu đạt hiệu quả thấp. Ngoài những biện pháp trên có một số doanh nghiệp lại cho rằng phải có thêm một cách phân bổ khác gần gũi với yếu tố thị trường hơn. ý tưởng vừa bán vừa đấu thầu quota được các thành viên và ban lãnh đạo Hiệp hội xuất nhập khẩu lương thực bàn đến và thảo luận. Trong các văn bản kiến nghị Hiệp hội đã đặt vấn đề Chính phủ thử nghiệm chia 80% quota gạo cho các đơn vị trung ương và tỉnh thành còn lại 20% đem bán cho tất cả các doanh nghiệp có khả năng trên cơ sở tham khảo ý kiến của Hiệp hội. Số tiền bán 20% quota xuất khẩu gạo sẽ được dùng hình thành “ Quỹ bảo hiểm xuất khẩu gạo”.

Cũng có nhiều ý kiến chủ các doanh nghiệp khác như bà Trương Thị Thanh Hương giám đốc công ty lương thực An Giang cho rằng: Nên thử nghiệm đấu thầu từng

phần chứ không phải bán quota từng phần, nên dành 60% quota dành cho các doanh nghiệp đầu mối, còn lại 40% dành cho các doanh nghiệp còn lại 40% dành cho các doanh nghiệp khác tham gia đấu thầu. Vấn đề bán hay đấu thầu quota xuất khẩu gạo mới chỉ được bàn đến còn khả năng đi vào hiện thực có khả thi hay không còn phải xem xét rất nhiều, Chính phủ sẽ là người quyết định cuối cùng. Tuy nhiên vấn đề này không phải không thể thực hiện được như mới đây Chính phủ đã cho thử nghiệm đấu thầu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh về quota xuất khẩu hàng may mặc vào EU.

Tất cả những giải pháp trên không nhằm chỉ mục đích công bằng trong kinh doanh mà còn qua đó góp phàn thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam phải hoạt động chuyên nghiệp hơn nhất là trên lĩnh vực xuất khẩu. Muốn vậy các Hiệp hội, doanh nghiệp phải có ý kiến đóng góp để hình thành những chính sách mới thích hợp. Nếu không sẽ làm lãng phí công sức của những người trồng lúa và vốn xã hội.

2.2 Mặt hàng dệt may.

a. Những quy định chung về việc giao hạn ngạch dệt may xuất khẩu vào thị trường có quy định hạn ngạch.

Việc giao hạn ngạch có thu phí được tiến hành theo nguyên tắc công khai, không phân biệt đối xử, khuyến khích xuất khẩu sản phẩm sử dụng nguyên liệu trong nước và xuất khẩu sang các thị trường không áp dụng hạn ngạch.

Đối tượng được giao hạn ngạch là các doanh nghiệp sản xuất hàng đệt may đủ tiêu chuẩn làm hàng xuất khẩu, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, có ngành hàng dệt may và đã thực hiện hạn ngạch năm trước.

Căn cứ để giao hạn ngạch là số lương thực hiện năm trước của doanh nghiệp. Số lượng thực hiện được tính trên cơ sở số lượng giao chính thức, không tính hạn ngạch thưởng, điều chỉnh, bổ sung do yêu cầu đột xuất.

Liên Bộ Thương mại - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ công nghiệp phân cấp cho Uỷ Ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp giao hạn ngạch.

Dành khoảng 5% hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang EU, riêng T-shirt, Polo, Shirt(cat.4) khoảng 10% để ưu tiên và thưởng khuyến khích.

Cho các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng vải sản xuất trong nước để làm hàng may xuất khẩu sang EU.

Cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang các thị trường không áp dụng hạn ngạch năm trước.

Theo Thông tư mới nhất số 29/1999/TTLT/BTM/BKHĐT/BCN ngày 7/9/1999 thì việc đấu thầu hạn ngạch thực hiện theo quy chế đấu thầu hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường có quy định hạn ngạch số 1405/1998/QĐ/BTM ngày 17/11/1998 (Nội dung sẽ được trình bày ở phần sau).

Thủ tục đăng ký hạn ngạch.

Các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu vào các thị trường có áp dụng hạn ngạch phải đăng ký bằng văn bản gửi về Bộ Thương mại(Vụ xuất nhập khẩu ) 21-Ngô quyền -Hà Nội.

Thời gian đăng ký tuỳ theo hạn ngạch từng năm được giao.

Năm 1999: Phải đăng ký : Hạn ngạch thương mại : Trước ngày 25/10/1998

Năm 2000: Hạn ngạch xuất khẩu vào EU.

Thời gian đăng ký : Hạn ngạch thương mại : Trước ngày 10/10/1999 Hạn ngạch công nghiệp : Trước ngày 10/4/2000

Quy định về việc giao hạn ngạch.

Hoàn trả : Sau khi được giao hạn ngạch nếu doanh nghiệp không có khả năng thực hiện phải hoàn trả cho Bộ Thương mại hoặc Uỷ Ban nhân dân hai thành phố để hai thành phố và Bộ Thương mại cùng liên Bộ kịp điều chỉnh cho doanh nghiệp khác. Nghiêm cấm việc mua bán hạn ngạch. Điều này gây ra một số hiện tượng tiêu cực đó là nhiều doanh nghiệp có thể chuyển quyền sở hữu của mình cho các doanh nghiệp không đủ điều kiện. Doanh nghiệp sử dụng hết hạn ngạch và hoàn trả trước thời hạn quy định sẽ trừ vào số lượng hạn ngạch tương ứng năm sau.

Phí hạn ngạch : Các doanh nghiệp nộp phí hạn ngạch cho một thông báo giao quyền sử dụng hạn ngạch hoặc từng lô hàng xuất khẩu. Khi nhận giấy phép xuất khẩu (E/L) tại Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực doanh nghiệp phải xuất trình chứng từ nộp phí hạn ngạch cho lô hàng vào tài khoản của Bộ Thương mại số 945-01-475 tại Kho bạc Nhà nước (Thành Phố Hà Nội)

Uỷ thác và nhận uỷ thác : Các doanh nghiệp được giao hạn ngạch nếu có khách hàng hoặc ký hợp đồng trực tiếp không có hiệu quả có thể uỷ thác cho các doanh nghiệp khác có đủ điều kiện trên nguyên tắc hàng phải được sản xuất tại doanh nghiệp có hạn ngạch và được Phòng quản lý xuất nhập khẩu thuộc Bộ Thương mại xác nhận bằng văn bản. Phí uỷ thác do các bên thoả thuận.

Chế độ báo cáo: Các doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh thực hiện chế độ báo cáo việc thực hiện hạn ngạch từng quý/năm theo các mẫu quy định sẵn. Thời gian báo cáo chậm nhất là ngày 10 của tháng đầu quý.

b. Giải pháp.

Trên đây là các quy định của Chính phủ với hàng dệt may quản lý bằng hạn ngạch. Một vấn đề hết sức đáng lưu ý đó là mặc dù Chính phủ đã có những công văn nghiêm cấm, xử lý việc mua bán hạn ngạch nhưng vẫn có một số doanh nghiệp, cá nhân vẫn bất chấp luật pháp kiếm chác lợi nhuận thông qua mua bán hạn ngạch. Điều đáng nói hơn là các giấy phép quan trọng này lại rơi vào tay những doanh nghiệp yếu kém.

ở nước ta từ đầu năm 1999 tỷ lệ nhập khẩu hàng dệt may của các nước không áp dụng hạn ngạch thấp, sức mua hạn chế do hậu quả của khủng hoảng kinh tế, tài chính khu vực.

Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đã có rất nhiều nỗ lực cố gắng đàm phán với EU, tìm kiếm thị trường mới, đề ra cơ chế chính sách phù hợp giúp các doanh nghiệp kịp thời tháo gỡ khó khăn, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế. Kết quả đạt được:

Hết tháng 8 năm 1999 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả nước đạt 1,1 tỷ USD tăng 10.5% so với cùng kỳ năm 199, trong đó thị trường không hạn ngạch đạt 673 triệu USD chiếm 61% tổng kim ngạch tăng 17%.

Thị trường có áp dụng hạn ngạch chiếm 39% tăng 3%.

Mặt hàng jacket(cat.21)những năm trước đây chiếm tới 50% kim ngạch xuất khẩu vào EU, 6 tháng đầu năm nay có chiều hướng giảm. Mặc dù liên Bộ Thương mại Kế hoạch và Đầu tư Công nghiệp đã tìm mọi cách để xuất khẩu mặt hàng này như : Giảm chi phí trúng thầu, Giảm chi phí hạn ngạch, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có khả năng xuất khẩu và đến nay qua 8 tháng đã đạt bằng số lượng xuất khẩu 8 tháng năm 199(10 triệu chiếc)chiếm 65.4%tổng hạn ngạch.

Với Nhật Bản là thị trường không hạn ngạch 8 tháng qua tăng xấp xỉ 40%, thị trường thị trường Đài Loan tăng trên 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàng dệt may xuất khẩu có nhiều tác động rất lớn về mặt xã hội như thu hút được nửa triệu lao động vào lĩnh vực này, sử dụng dcó nhiều tác động rất lớn về mặt xã hội như thu hút được nửa triệu lao động vào lĩnh vực này, sử dụng được nhiều nguyên liệu trong nước. Dự kiến năm 1999 hàng dệt may xuất khẩu của ta có thể đạt 1,56 -1,6 tỉ USD tăng khoảng 15%so với năm 1998. Còn các kết quả năm trước như sau:

Năm Tổng số doanh nghiệp tham gia. Số loại mặt hàng. Kim ngạch xuất khẩu vào

EU. Tổng kim ngạch xuất khẩu ra thế giới 1993 148 (37) 55 250 500 1994 221 (45) 66 275 550 1995 292 (80) 75 350 700 9 tháng 1996 325 (107) 74 285

( ) Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong tổng số các doanh nghiệp tham gia. Theo báo Đầu tư Việt Nam các số tháng 11-1996.

Trước đây Hiệp định buôn bán hàng dệt may hiữa Việt Nam và EU được ký tắt ngày 15-12-1992 và bắt đầu có hiệu lực từ 1-1-1993. Ngày 16-7-1996 Hiệp định về trao đổi mậu dịch hàng dệt may giữa Việt Nam và EU được ký chính thức tại Brũcen(Bỉ)sau gần 4 năm được ký tắt. Theo Hiệp định được ký kết trong năm năm(1993-1997) thì cứ

mỗi năm số hạn ngạch của từng mặt hàng sẽ được tăng thêm từ 1.5%-2.5% so với năm trước. Tháng 8-1995 theo đề nghị của Bộ Thương mại Việt Nam EU đã chính thức chấp nhận sửa đổi Hiệp định dệt may với nội dung : tăng hạn ngạch ở 23 cat nóng từ 20-25% giảm số cat có hạn ngạch từ 105 xuống 54 tăng hạn ngạch gia công thuần tuý lên gấp đôi.Nâng mức chuyển đổi linh từ 7-8% lên 10-15%.Ước tính mức bổ sung này tăng sản lượng hạn ngạch lên thêm 2500 tấn tương ứng 100 triệu USD nâng tổng giá trị hạn ngạch vào EU là 550 triệu USD.

Hiệp định hàng dệt may Việt Nam - EU đã tạo cho Việt Nam nhiều khả năng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp trong phân bổ hạn ngạch docx (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)