Hạn ngạch nhập khẩu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp trong phân bổ hạn ngạch docx (Trang 25 - 29)

I. Thực trạng của việc phân bổ hạn ngạch ở nước ta

1. Hạn ngạch nhập khẩu

Nếu hạn ngạch được bán trong các cuộc đấu giá cạnh tranh, khi đó giá cả của nó sẽ không vượt quá hiệu số (Pd-Pw) cho một đơn vị nhập khẩu.

Tại bất kỳ một mức giá nào thấp hơn sẽ dư cầu về hạn ngạch vì mức rủi ro sẽ thấp hơn trong các cơ hội tìm kiếm lợi nhuận. Tại mức giá cân bằng toàn bộ thu nhập do bán các hạn ngạch nhập khẩu sẽ thuộc Chính phủ.

Cách thứ 2 là Chính phủ giao toàn quyền phân phối các hạn ngạch nhập khẩu.

Trong trường này những người nhận được hạn ngạch sẽ không phải bỏ ra bất cứ chi phí nào mà thu được lợi nhuận từ hạn ngạch tương ứng với tiền thuê hạn ngạch.

Cách thứ 3 là có thể đòi hỏi các nhà nhập khẩu đưa ra những kế hoạch về sử

dụng nguồn lực khi xin giấy phép nhập khẩu. Đơn giản nhất là phải điền vào các mẫu xin giấy phép gửi đến cơ quan có thẩm quyền và giải trình mục đích nhập khẩu, sau đó xếp hàng và chờ giải quyết theo thứ tự ưu tiên. Cũng có thể tìm ra những nhân viên có thể giải quyết cấp hạn ngạch và hối lộ họ. Phương pháp này rất tốn thời gian và không mang lại lợi ích cho nền kinh tế mà chỉ có lợi cho cá nhân vì khi có hạn ngạch nhập khẩu họ được hưởng không tiền thuê hạn ngạch đáng ra phải trả. Ví dụ: Về hạn ngạch xe máy, chỉ cần có được trong tay quota về hạn ngạch xe máy thì cho dù có bán lại hay nếu dùng để nhập xe máy rồi bán lại trong nước với giá cao hơn thì có thể thu được rất nhiều lợi nhuận vì vậy mà các cá nhân không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài luôn luôn tìm cách có được giấy phép quan trọng này bất chấp những quy định của Nhà nước.

Một cách phân phối phức tạp hơn có thể làm lãng phí các nguồn lực là hạn ngạch nhập khẩu phân bổ trên cơ sở sản xuất nội địa hoặc khối lượng nhập khẩu năm trước. Khi đó sẽ xảy ra hiện tượng nâng cao năng lực sản xuất giả tạo nhiều hơn nhu cầu nhằm làm cơ sở để xin giấy phép nhập khẩu cho kỳ tới. Nếu hạn ngạch phân bổ căn cứ vào kim ngạch nhập khẩu năm trước thì sẽ dẫn tình trạng đổ xô vào nhập khẩu ngay từ đầu năm và điều đó gây ra chi phí dự trữ bổ sung. Sự chạy đua này cũng dẫn đến sự ưu tiên nhập khẩu từ những bạn hàng thương mại gần hơn về mặt địa lý và sẽ phải chịu những khoản phí tổn bổ sung do các hàng rào thương mại gần hơn về mặt địa lý và sẽ phải chịu những khoản phí tổn bổ sung do các hàng rào thương mại phân biệt đối xử.

Với những cách phân bổ hạn ngạch nhập khẩu trên đây, các nhà nhập khẩu sẽ sẵn sàng chịu mọi phí tổn cần thiết để có được hạn ngạch nhập khẩu mà họ nhận thấy chi phí bỏ ra thấp hơn tiền thuê hạn ngạch. Với cách phân phối này một phần hoặc toàn bộ lợi ích sẽ phân tán trong những hoạt động không mang tính chất sản xuất trực tiếp làm tăng thiệt hại về phúc lợi do hạn chế thương mại.

Đó là hạn ngạch nhập khẩu còn hạn ngạch xuất khẩu thì sao? Hiện nay ở nước ta việc phân bổ hạn ngạch xuất nhập khẩu chủ yếu vẫn thực hiện theo cơ chế xin cho.

1.1 Mặt hàng phân urêa.

Bộ Thương mại chịu trách nhiệm điều hành nhập khẩu khoảng 1,46 triệu tấn (1996), 1,3 triệu tấn(1995), 1,479 triệu tấn(1997) theo nguyên tắc sau đây:

Giao Tổng công ty vật tư nông nghiệp nhập 40% nhu cầu phần còn lại giao cho các doanh nghiệp có đủ điều kiẹen nhập khẩu, bảo đảm yêu cầu sản xuất của từng khu vực.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thông báo cho Bộ Thương mại số lượng phân bón cần nhập từng mùa để Bộ Thương mại có cơ sở điều hành.

1.2 Mặt hàng xăng dầu(trừ dầu nhờn).

Cơ chế quản lý nhập khẩu để đảm bảo nhập khẩu khoảng 5,4 triệu tấn (1996), 4,6 triệu tấn (1995) ,5,7 triệu tấn (1997) như sau :

Tập trung 100% xăng dầu nhập khẩu qua các doanh nghiệp chuyên doanh trong đó có Tổng công ty xăng dầu nhập khẩu khoảng 60% nhu cầu.

Hạn mức nhập khẩu giao một lần trong năm kế hoạch, sau 6 tháng sẽ xem xét và điều chỉnh.

1.3 Mặt hàng xi măng.

Bộ Thương mại chịu trách nhiệm điều hành nhập khẩu khoảng 1,4 triệu tấn xi măng đen (1996), 1,2 triệu tấn (1995), 0,9,triệu tấn (1997)theo hướng giao Tổng công

ty xi măng nhập khẩu 40% nhu cầu và giao phần còn lại cho doanh nghiệp có đủ đieèu kiện để trong 6 tháng đầu năm lượng xi măng nhập về đạt khoảng 60% nhập khẩu.

Đối với clinker và nguyên liệu sản xuất xi măng Bộ Thương mại điều hành nhận kịp thời, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất.

1.4 Mặt hàng đường ăn.

Bộ Thương mại chịu trách nhiệm điều hành nhập khẩu theo nguyên tắc

Bàn với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xác định nhu cầu và điều hành nhằm đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường đồng thời không ảnh đến sản xuất mía đường trong nước.

Chỉ định một số doanh nghiệp có khả năng am hiểu thị trường để giao nhiệm vụ nhập khẩu phần lớn nhu cầu, phần còn lại giao cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện nhập bảo đảm nhu cầu tiêu dùng của từng khu vực.

1.5 Mặt hàng thép.

Bộ công nghiệp bàn với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và thông báo cho Bộ Thương mại danh mục những chủng loại thép trong nước đã sản xuất đủ nhu cầu trên cơ sở đó Bộ Thương mại cho nhập những chủng loại trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu.Bộ Thương mại chịu trách nhiệm điều hành nhập khẩu theo nguyên tắc:

Các loại thép trong nước chưa sản xuất được kể cả thép chuyen dùng và phôi thép được nhập đáp ứng đủ nhu cầu của các Bộ, ngành, các địa phương đảm bảo nhu cầu sản xuất, xây dựng và kinh doanh.

Thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Công nghiệp xác định nhu cầu thép xây dựng thông dụng cần nhập khẩu; giao cho Tổng công ty thép nhập khẩu khoảng 40% nhu cầu thep xây dựng thông dụng và giao phần còn lại cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện nhập khẩu.

Nhập 1995:1,116 triệu tấn Nhập 1996: 1,5 triệu tấn Nhập 1997 : 1,4 triệu tấn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp trong phân bổ hạn ngạch docx (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)