sử dụng chống sét van để hạn chế quá điện áp nội bộ
4.1.2. Chống sét van không khe hở ZnO:
Chống sét van ZnO chỉ gồm các điện trở phi tuyến ZnO, không khe hở. Sự vắng mặt các khe hở phóng điện làm cho các điện trở phi tuyến ZnO luôn luôn đặt d−ới điện áp của mạng điện nên nó vẫn dẫn điện. Tuy nhiên d−ới tác dụng của điện áp danh định của l−ới điện, dòng điện rò qua các điện trở phi tuyến này rất bé (nhỏ hơn 10 mA). Nguyên lý hoạt động của các loại chống sét van này rất đơn giản, dựa trên đặc tính rất phi tuyến của các điện trở ZnO. Tính chất phi tuyến này thể hiện ở chỗ điện trở giảm từ 1,5 MΩ xuống 15 Ω
khi thay đổi từ điện áp làm việc sang dòng điện phóng điện sét. Chính đặc tính rất phi tuyến của ZnO nên khả năng hạn chế điện áp và độ tin cậy cao hơn rất nhiều loại chống sét van có khe hở SiC.
Trong các loại chống sét van không khe hở, điện trở phi tuyến đ−ợc đặt trong vỏ bọc kín bằng sứ hoặc bằng các vật liệu tổng hợp (composit sợi thuỷ tinh, polymer…). Các chống sét van có vỏ bằng vật liệu tổng hợp có −u điểm so với loại có vỏ bằng sứ là nhẹ hơn, ít vỡ, các phần tử đ−ợc bảo vệ tốt hơn chống lại độ ẩm. Phía ngoài của các loại chống sét van này còn đ−ợc phủ các lớp silicone nên khả năng chịu tác động của môi tr−ờng và hạn chế dòng điện rò qua chống sét van là rất cao. Silicone có tính chịu n−ớc cao trong suốt thời gian hoạt động của nó nên giá trị dòng điện rò qua bề mặt là rất thấp. Khoảng cách phóng điện bề mặt của loại chống sét van này có thể đạt tới 27 mm/kV.
Ch−ơng 4: Sử dụng chống sét van để hạn chế quá điện áp nội bộ 55
Các chống sét van không khe hở ZnO ở l−ới điện cao áp còn đ−ợc trang bị một hoặc vài vòng đẳng thế bằng thép trên đỉnh và dọc xuống thân. Chức năng của các vòng này là để đảm bảo điện tr−ờng xung quanh chống sét van càng tuyến tính càng tốt và để phân phối đều điện áp dọc theo chiều dài chống sét van.
Hình 4.1: Chống sét van ZnO vỏ Polyme điện áp 500 kV
Chống sét van đ−ợc sử dụng rất tốt ở hệ thống điện cao áp và siêu cao áp có trung tính nối đất trực tiếp, do ở l−ới điện này mức bảo vệ thấp và yêu cầu dung l−ợng hấp thụ năng l−ợng lớn trong khoảng thời gian quá điện áp thao tác. Với kết cấu gọn nhẹ, đơn giản thì chống sét van ZnO có khả năng ứng dụng cao hơn loại chống sét van SiC. ở l−ới điện càng cao thì kết cấu của chống sét van SiC càng cồng kềnh, phức tạp. Mặt khác, do khả năng hạn chế dòng điện rò qua bề mặt nên chống sét van ZnO có thể lắp thẳng đứng hoặc nằm ngang trên các vị trí của đ−ờng dây. Chính vì vậy, chống sét van ZnO đang đ−ợc sử dụng rất nhiều trên các đ−ờng dây cao áp và siêu cao áp.
Ch−ơng 4: Sử dụng chống sét van để hạn chế quá điện áp nội bộ 56