Thủytinh hóa học và chịu nhiệt

Một phần của tài liệu ứng dụng của vật liệu thủy tinh quang học (Trang 45 - 46)

5. Các bƣớc thực hiện

3.4.2. Thủytinh hóa học và chịu nhiệt

Nói chung các loại thủy tinh đều có khả năng chịu hóa chất và chịu nhiệt nhất định. Nhƣng thủy tinh chịu hóa chất và chịu nhiệt là các loại thủy tinh đƣợc đặc chế để phục vụ cho việc chế tạo các dụng cụ đựng chất hóa học và dùng trong vật liệu chịu nhiệt độ cao.

Thủy tinh thạch anh là thủy tinh có hàm lƣợng SiO2 cao có tính chịu hóa chất rất tốt, nhƣng công nghệ chế tạo phức tạp.

Thủy tinh bo - silicat là loại thủy tinh chịu nhiệt tốt nhƣng chịu kiềm kém, công nghệ chế tạo khó khăn và giá thành của loại thủy tinh mày tƣơng đối cao.

Hiện nay, thƣờng dùng thủy tinh hệ bốn cấu tử SiO2- Al2O3- CaO - MgO nhƣng loại thủy tinh này khó nấu nên phải cho thêm chất trợ dung chứa F, một ít R2O.

Thủy tinh nhôm -bo -silicat cũng có khả năng chịu hóa chất tốt nhƣng lƣợng Al2O3 cho vào không đƣợc vƣợt quá 3 - 5 %.[1]

3.4.2.1. Thủy tinh làm dụng cụ thí nghiệm

Thủy tinh này thuộc hệ nhiều cấu tử phức tạp. Ngoài các oxit thƣờng dùng nhƣ B2O, Al2O3, ZnO, BaO còn cho thêm TiO2, ZrO2. Thủy tinh loại này có lƣợng kiềm ít hơn so với các loại thủy tinh khác nên có độ chịu nhiệt hóa học tƣơng đối cao và độ chịu nhiệt cũng khá cao.[1]

GVHD: Ths Hoàng Xuân Dinh Trang 42 SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hoa

3.4.2.2. Thủy tinh làm nhiệt kế

Thủy tinh dùng để chế tạo các loại nhiệt kế phải đƣợc làm từ thủy tinh khó nóng chảy nhƣ thủy tinh không kiềm hoặc ít kiềm có hàm lƣợng Al2O3 và oxit kim loại kiềm thổ rất cao, nấu ở 1500 - 15300C, nhiệt độ tạo hình 1300 - 14000C. Muốn đọc vạch nhiệt độ dễ dàng trong nhiệt kế thƣờng có một nền màu trắng hoặc có màu làm từ mem màu hay mem đục.[3]

Bảng 3.3: Thành phần hóa học của vài loại thủy tinh nhiệt kế (theo % khối lƣợng)[4]

3.4.2.3. Thủy tinh thạch anh

Thủy tinh thạch anh là loại thủy tinh đƣợc nấu thừ đá thạch anh thiên nhiên thuần khiết hoặc cát thạch anh. Có hai loại: thủy tinh thạch anh trong suốt và thủy tinh thạch anh không trong suốt.

- Thủy tinh thạch anh trong suốt đƣợc nấu từ thạch anh thiên nhiên (pha lê thiên nhiên) có chứa các bọt khí rất nhỏ.

- Thủy tinh thạch anh không trong suốt nấu từ cát thạch anh. Tính không trong suốt là do có nhiều bọt khí nhỏ tồn tại trong thủy tinh làm tán xạ ánh sáng.

Thủy tinh thạch anh đƣợc dùng làm tháp cô đặc trong công nghiệp hóa học, làm vỏ thiết bị kỹ thuật điện chân không, làm đèn chiếu tia tử ngoại,….[1]

Một phần của tài liệu ứng dụng của vật liệu thủy tinh quang học (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)