Mường tại địa bàn nghiên cứu.
Các kết quả ở bảng 1 và biểu đồ 1 cho thấy các dân tộc phân bố không đồng đều tại địa bàn nghiên cứu, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu ở từng xã khác nhau cụ thể như: Dân tộc mường sống dọc sông đà chủ yếu sông ở xã Tà Hộc chiếm 100% đây là xã duy nhất của huyện Mai Sơn có dân tộc này, xã Nà Bó và xã Chiềng Ban huyện Mai Sơn chủ yếu là dân tộc Thái chiếm 33.3% và 67.7%; xã Chiềng Chăn chủ yếu là dân tộc Mông chiếm 33.3%
Trình độ học vấn của người dân tại các xã nghiên cứu còn rất hạn chế. Vẫn còn tới 49.5% mù chữ, có 21.5% người chỉ biết đọc. 12.2% có trình độc tiểu học; trình độ từ trung cấp trở lên rất thấp. Trong đó trình độ dân trí của dân tộc Mường nhìn chung là tương đối thấp, đa số là đối tượng mù chữ trong nghiên cứu chiếm 51%, biết đọc biết viết chiếm 26% do yếu tố cuộc sống sống xung quang khu vực dọc sông đĐà điều kiện đi lại khó khăn và đời sống khắc nghiệt lnên vấn đề hiểu biết của người dân còn rất hạn chế.
Do tTrình độ dân trí thấp, nhận thức còn hạn chế nên không biết được các hậu quả của tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống; do công tác tuyên truyền, giáo dục Luật Hôn nhân và gia đình còn hạn chế hoặc phương pháp tuyên truyền giáo dục chưa phù hợp nên người dân chưa nhận thức được trách nhiệm, nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện chính sách và pháp luật; mặt khác tuy không đăng ký kết hôn nhưng các cặp vợ chồng vẫn duy trì trạng thái hôn nhân, chung sống đến trọn đời. Điều này cho thấy tập quán của các dân tộc tồn tại lâu bền, đòi hỏi phải tăng cường công tác trợ giúp pháp lý, tuyên truyền giáo dục về Luật hôn nhân và gia đình cũng như tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Mặc dù Luật Hôn nhân và gia đình đã quy định điều kiện kết hôn về tuổi nam từ 20 tuổi trở lên và nữ từ 18 tuổi trở lên (Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình
năm 1986, Điều; khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000) và cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời (khoản c Điều 7 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986; khoản 3 Điều 10, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000) và được triển khai từ năm 1986 nhưng việc chấp hành Pháp luật về hôn nhân và gia đình của đồng bào Mông, Thái, Mường chưa cao, tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống vẫn chưa được khắc phục và còn tiếp diễn sảy ra, đặc biệt là kết hôn không đăng ký, thủ tục đăng ký trước kết hôn chưa được quan tâm, tỷ lệ cặp vợ chồng có đăng ký kết hôn còn rất hạn chế; Tập quán còn ảnh hưởng nặng nề trong cộng đồng các dân tộc Mông, Thái, Mường vì vậy tỷ lệ tảo hôn cao.
Có rất nhiều yếu tố tác động đến hiện tượng tảo hôn điển hình là công tác tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện theo nhưng đại đa phần là người dân không biết lên vi phạm những vấn đề liên quan đến hiện tượng tảo hôn qua bảng có tới 38.6 % người dân tộc thái, 38.1% người dân tộc mông, 23,3% người dân tộc mường không biết các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng tảo hôn. Vì đặc thù là người dân tộc vùng núi phía bắc phong tục tập quán và gia đình sắp đặt của người dân tộc mông chiếm 58.3% dẫn đến hiện tượng tảo hôn trong thời gian qua.
Nhận thức của các nhóm đối tượng trong đó có nhóm đối tượng là cán bộ công chức xã về Luật hôn nhân và gia đình, về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống còn rất hạn chế. Vì vậy, trong số các cặp tảo hôn, kết hôn cận huyết có không ít cặp là con em hoặc họ hàng của cán bộ cấp xã
Thái độ của chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở đối với các trường hợp tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn thờ ơ, chưa lường được hậu quả của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống. Tập quán về tảo hôn và kết hôn giữa những người tuy trong phạm vi ba đời nhưng mang họ khác nhau đã tồn tại từ thời xa xưa đến nay vẫn theo nếp cũ. Trước khi được triển khai đề án nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn các xã này chưa được đề cập, giáo dục tới vấn đề tảo hôn, kết hôn cận huyết thống vì vậy
dù đã vi phạm quy định của pháp luật họ vẫn chưa biết là sai. Chính quyền và đoàn thể làm ngơ và lúng túng biện pháp xử lý.
Công tác tư pháp tại địa bàn xã trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình chưa đạt hiệu quả; việc nắm bắt tình hình hôn nhân trên địa bàn và công tác tham mưu cho chính quyền địa phương còn hạn chế nên tỷ lệ cặp vợ chồng có đăng ký kết hôn còn thấp, tỷ lệ tảo hôn còn cao nhưng qua báo cáo hàng năm tỷ lệ này lại thấp hơn nhiều so với kết quả khảo sát;
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nhất là vận động thực hiện Luật hôn nhân và gia đình đã được triển khai nhưng chưa đạt hiệu quả. Nguyên nhân do trình độ dân trí của nhân dân các dân tộc Mông, Thái, Mường trên địa bàn các xã nghiên cứu còn rất hạn chế; giao thông đi lại khó khăn, kinh tế, văn hóa, xã hội còn kém phát triển; trình độ canh tác còn lạc hậu, tỷ lệ hộ đói nghèo còn rất cao;
Do thiếu kinh nghiệm trong xây dựng phiếu khảo sát, thời gian hạn chế, thiếu cán bộ có kinh nghiệm nên chưa đánh giá được đầy đủ tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, tình trạng của trẻ là con của người tảo hôn hoặc con của người kết hôn cận huyết thống, mà chỉ qua quan sát thực tế cho thấy trẻ bị dị tật bẩm sinh và chết trong năm gặp trong dân tộc Mông là nhiều hơn cả, ở dân tộc này số cặp kết hôn cận huyết cũng nhiều hơn. Việc đánh giá hậu quả của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống vẫn chỉ dựa vào các kết luận của y học đã chứng minh.
Các trường hợp tảo hôn do không đủ điều kiện nên không được đăng ký kết hôn, nhưng vẫn được gia đình tổ chức đám cưới và thừa nhận là “cặp vợ chồng” và được hưởng các quyền lợi như những cặp vợ chồng kết hôn đúng độ tuổi khác. Điều này tạo sự tiếp diễn vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình rất khó khắc phục; Đây cũng là căn nguyên cơ bản của nghèo đói và là yếu tố liên quan đến các vấn đề xã hội khác (tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống). Điều này đòi hỏi trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, vận động thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nói chung, công tác Dân số -
KHHGĐ nói riêng cần phải bằng các hình ảnh trực quan và phải được biên soạn bằng tiến dân tộc để người dân tộc đó hiểu và thực hiện được; Việc nâng cao chất lượng dân số về trí lực còn đặt ra nhiều thách thức và cần được quan tâm; Mặt khác công tác tạo nguồn, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc cần phải được đặc biệt quan tâm
Nghị quyết số 47-NQ/TW, ngày 22/3/2005 đã chỉ rõ “Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam về thể chất, trí tuệ, tinh thần, cơ cấu nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.