Phương pháp nghiên cứu:

Một phần của tài liệu tảo hôn và hôn nhân cận huyết (Trang 33 - 35)

2.1. Thiết kế nghiên cứu.

Đề tài được tiến hành bằng nghiên cứu mô tả với cuộc điều tra cắt ngang, kết hợp nghiên cứu hồi cứu.

2.2. Kỹ thuật chọn mẫu và cỡ mẫu.

2.2.1. Kỹ thuật chọn mẫu

Chọn xã: Tại huyện đã chọn, chọn chủ đích 4 xã vào nghiên cứu: Xã Chiềng Ban, Xã Chiềng Chăn, Xã Nà Nó, Xã Tà Hộc. ( đều là các xã có tỷ lệ tảo hôn và kết hôn cận huyết thống tăng trong những năm qua)

Chọn đối tượng điều tra về thực trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết cận thống của các dân tộc Mông, Mường, Thái: Căn cứ vào sổ sách theo dõi của cán bộ chuyên trách Dân số các xã để lập danh sách toàn bộ những cặp vợ chồng là người dân tộc Mông, Mường, Thái kết hôn trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2013.

Chọn đối tượng điều tra về nhận thức của các đối tượng về tảo hôn và hôn nhân cận huyết là người dân trưởng thành tại các xã nghiên cứu theo phương pháp cổng liền cổng.

2.2.2. Cỡ mẫu

Mẫu điều tra về thực trạng hôn nhân là toàn bộ các cặp vợ chồng đã kết hôn từ năm 2011 đến 2013 tại 4 xã nghiên cứu

Cỡ mẫu cho phỏng vấn nhận thức của người dân thuộc 3 dân tộc (Mông, Mường, Thái) về tảo hôn và kết hôn cận huyết thống.

( ) 2 ) 2 / 1 ( 2 .1 e p p z n= − −α Trong đó:

n: là cỡ mẫu điều tra

Z: là hệ số tin cậy lấy ở ngưỡng xác suất α=0,05 (Z(1- α/2)=1,96) p: tỉ lệ người dân hiểu đúng các quy định về kết hôn ( 0,05)

e: độ sai lệch mong muốn giữa kết quả thu được từ mẫu nghiên cứu so với thực tế (e = 0,05)

Với các dữ liệu trên chúng tôi tính được n = 384/xã. Chúng tôi dự kiến điều tra 400 đối tượng.

Chọn chủ đích xã:

Xã Tà hộc: 100 dân tộc mông và 100 dân tộc Mường Xã Chiềng Chăn: 50 dân tộc mông

Xã Nà Bó: 50 dân tộc Thái.

Một phần của tài liệu tảo hôn và hôn nhân cận huyết (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w