Thành công và hạn chế

Một phần của tài liệu tìm hiểu các mẫu hạt nhân (Trang 49 - 53)

5. Các bước thực hiện

4.9. Thành công và hạn chế

4.9.1. Thành công

Mẫu vỏ có thể giải thích một số tính chất của hạt nhân ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích thấp. Vì nuclon có khuynh hướng kết đôi để có momen động lượng bằng không, nên các hạt nhân chẵn chẵn có spin bằng không. Còn spin các hạt nhân có A lẻ thì được xác định bởi momen động lượng của nuclon lẻ không kết đôi.

Mẫu vỏ tiên đoán được tính chẵn lẻ của hạt nhân. Vì vậy một thành công lớn của mẫu vỏ là giải thích được tại sao một số phân rã β, γ tuy khả dĩ về năng lượng nhưng lại không xảy ra hay ít xảy ra. Các chuyển dời như vậy gọi là bị cấm, xác suất chuyển dời phụ thuộc vào hiệu số năng lượng trạng thái đầu và trạng thái cuối, nhưng còn phụ thuộc mạnh hơn vào spin và tính chất chẵn lẻ hạt nhân ở các trạng thái đó. Ngoài ra mẫu vỏ còn giải thích được nhiều hiện tượng khác như sự tạo thành các hạt α trong hạt nhân và phóng xạ α.

4.9.2. Hạn chế

Phạm vi áp dụng của mẫu vỏ không lớn lắm, nó giải quyết rất đúng đắn các vấn đề của hạt nhân trong phạm vi các hạt magic và gần magic, nhưng chưa mô tả được cơ chế của quá trình phản ứng hạt nhân, cơ chế của quá trình phân chia hạt nhân và không giải quyết được nhiều tính chất của hạt nhân ở xa magic, đặc biệt nó hoàn toàn thất bại

GVHD: Hoàng Xuân Dinh 47 SVTH: Sơn Mạnh Lực khi áp dụng cho các hạt nhân có A>155 và A>225 là các hạt nhân biến dạng trong trường hợp này ta phải dùng các mẫu hạt nhân khác.

GVHD: Hoàng Xuân Dinh 48 SVTH: Sơn Mạnh Lực

Phần KẾT LUẬN

Ta biết rằng nguyên tử và hạt nhân có cấu tạo và tính chất rất phức tạp, để giải thích và tiên đoán được các tính chất thì cần đưa ra một lý thuyết hay một mô hình nào đó. Vì vậy khi nghiên cứu về hạt nhân nguyên tử, các nhà khoa học đã đưa ra một số mẫu hạt nhân nhằm giải thích những hiện tượng cũng như những tính chất của hạt nhân. Cho đến nay chưa có mẫu nào thực sự hoàn chỉnh để giải thích được tất cả các tính chất, cấu trúc cũng như hiện tượng phân rã của hạt nhân. Mỗi mẫu chỉ giải thích được một số ít hiện tượng, tính chất mà thôi, còn một số hiện tượng và tính chất khác thì không giải thích được. Do đó các nhà vật lý học cố gắng tìm tòi với hy vọng sẽ có một lý thuyết mới hoàn thiện hơn và có thể giải thích được tất cả những tính chất cũng như đặc điểm của hạt nhân.

Những vấn đề được trình bày trong luận văn chỉ là một phần nhỏ của vật lý hạt nhân. Việc tìm hiểu các mẫu hạt nhân đã gặp phải khó khăn về nhiều mặt. Thứ nhất về toán học: công cụ không thể thiếu trong việc mô tả, dự đoán ngoài những biểu hiện cụ thể của hạt nhân. Thứ hai về thí nghiệm: biết rằng vật lý hạt nhân là một lĩnh vực rất khó vì thế muốn làm được thí nghiệm đòi hỏi phải có lò phản ứng hạt nhân. Chính vì thế nên quá trình làm luận văn chỉ sử dụng những phương pháp sưu tầm, phân tích và tổng hợp các tài liệu sẵn có để thay thế. Nếu khắc phục được những khó khăn trên thì luận văn này chắc sẽ hoàn chỉnh hơn.

Tuy vậy luận văn này cũng đã trình bày khá hoàn chỉnh những mẫu hạt nhân hết sức cơ bản là mẫu giọt chất lỏng, mẫu khí Fermi, mẫu vỏ và nêu lên những thành công, cũng như hạn chế của từng mẫu.

Đề tài này đã đạt được mục đích đề ra, tuy nhiên nội dung của đề tài chỉ nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp lý thuyết mà chưa nghiên cứu về mặt thực nghiệm.

Với những nỗ lực cố gắng của mình và sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn, tôi đã hoàn thành đề tài này, vì đây là một lĩnh vực còn mới mẻ nên tài liệu và phương tiện kỹ thuật còn hạn chế nên tôi không thể đi sâu hơn. Đề tài là cơ hội để tôi có thể học hỏi và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân trong công việc nghiên cứu khoa học. Giúp tôi trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu như cách trình bày nội dung, hình thức của một bài nghiên cứu mà cụ thể là luận văn tốt nghiệp.

Sau này, nếu tôi có điều kiện học lên nữa hoặc làm việc ở các cơ quan nghiên cứu về hạt nhân thì tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu đề tài này trên cơ sở thực nghiệm và cố gắng hết

GVHD: Hoàng Xuân Dinh 49 SVTH: Sơn Mạnh Lực sức trong khả năng của mình, luôn không ngừng học hỏi, lắng nghe, tiếp thu ý kiến của thầy cô cũng như những người đi trước để hoàn thiện đề tài trên cả hai phương diện đó là lý thuyết và thực nghiệm.

1. Th.s Hoàng Xuân Dinh. Giáo trình Vật lý nguyên tử và hạt nhân. Trường Đại học Cần Thơ. Năm 2001.

2. Hoàng Dũng. Nhập môn Cơ học lượng tử. NXB Giáo dục. Năm 1999.

3. RonalD Gautreau. Vật lý hiện đại, Nhà xuất bản giáo dục. Năm 1998. 4. Phạm Duy Hiển. Vật lý nguyên tử và hạt nhân, NXB Giáo dục. Năm 1983.

5. Trần Minh Quý. Bài giảng Toán cho vật lý. Trương Đại Học Cần Thơ.Năm 2002. 6. Hồ hữu hậu. Bài giảng điện động lực học. Trường Đại Học Cần Thơ. Năm 2010. 7. PGS.Ts Ngô quang Huy. Cơ sở vật lý hạt nhân. NXB khoa học kỹ thuật. Năm 2006. 8. Nguyễn Hữu Mình. Bài tập vật lý lí thuyết. Tập 2. Năm 2002.

9. Mai Văn Nhơn. Vật lý hạt nhân đại cương. NXB ĐHQG TpHCM. Năm 2000. 10. K.N. Mukhin. Experimental Physics. Mir Publishers. Moscow. Năm 1987.

11. Đặng Văn Soa. Giáo trình cấu trúc hạt nhân và hạt cơ bản. Đại học sư phạm. Năm 2006. 12. Nguyễn Hữu Thắng. Vật lý hạt nhân. NXB Đại học Đà Lạt. Năm 2002.

Một phần của tài liệu tìm hiểu các mẫu hạt nhân (Trang 49 - 53)