Trường hợp đặc biệt của đường cong NURBS.

Một phần của tài liệu công nghệ cadcam và nguyên lý điều khiển trong công nghiệp phần 1 - nguyễn thế tranh (Trang 33 - 34)

Qua khảo sát ta thấy rằng đường cong NURBS bậc 3 (3.23) có dạng tương tự như đường cong B-spline đều bậc 3 (3.13), nhưng ma trận hệ số Nc không phụ thuộc vào khoảng cách giữa các điểm nút. Do vậy với cùng tập hợp đỉnh điều khiển, ta có thể đạt được hình dáng đường cong khác nhau bằng cách thay đổi khởng cách giữa các điểm nút.

Khi tất cả điểm nút {ti} được xác định trên miền số nguyên liên tục và khoảng cách giữa chúng đều nhau, nếu đặt ∇i = 1, với mọi i và từ đó ∇2i =2,..., ma trận hệ số Nc của đường cong NURBS (3.23) trở thành ma trận N của đường cong B-spline đều bậc 3 (3.13).

Như vậy đường cong B-spline đều bậc 3 (3.13) là trường hợp đặc biệt của đường cong NURBS khi khoảng cách giữa các điểm nút đều nhau.

Tương tự, đường cong NURBS có thể trở thành đường cong Bezier nếu đặt các giá trị:

ti-2 = ti-1 = ti = 0; ti+1 = ti+2 = ti+3 = 1

Từđó ta có khoảng cách giữa các điểm nút tương ứng có giá trị như sau: ∇i = 1; ∇j = 0, với mọi ji

Điều này làm cho ma trận hệ số B-spline không đều bậc 3 Nc (3.23) biến đổi thành ma trận hệ số M của đường cong Bezier bậc 3 (3.8).

Ma trận hệ số B-spline không đều bậc 2

Vy c 2 đường cong B-spline đều và Bezier ch là trường hp đặc bit ca dường cong NURBS.

3.1.5. ĐƯỜNG CONG HỮU TỶ.

Hàm hữu tỷ được định nghĩa như là tỷ số của 2 hàm đa thức. Đường cong hữu tỷ có độ linh hoạt về hình dáng cao hơn so với các dạng đường cong đa thức chuẩn tắc khác. Đường cong hữu tỷ sẽ có dạng đa thức chuẩn tắc nếu nhưđược biểu diễn theo hệ toạđộđồng nhất. Ta sẽ khảo sát dạng hữu tỷ của mô hình đường cong Bezier.

Một phần của tài liệu công nghệ cadcam và nguyên lý điều khiển trong công nghiệp phần 1 - nguyễn thế tranh (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)