Sử dụng nhiên liệu trong ngành giao thông ở Việt Nam

Một phần của tài liệu triển vọng kinh tế xã hội của năng lượng xanh (Trang 44)

5. Các bước thực hiện

4.5.4.Sử dụng nhiên liệu trong ngành giao thông ở Việt Nam

Những người tham gia phương tiện giao thông có xu hướng thích dung xe hơi thay cho xe máy và xe bus. Xe tải được dùng nhiều hơn trong vận chuyển hàng hóa so với vận tải đường sông và ven biển. Do vậy, để tiết kiệm nhiên liệu trong ngành giao thông, cần dùng các loại xe hơi, xe tải có hiệu quả sử dụng nhiên liệu cao, tức là lượng xăng dầu tiêu thụ cho 100 km thấp, bảo dưỡng xe đúng kì hạn và giải quyết tốt tình trạng kẹt xe ở các thành phố lớn.

Hình 4.4: Sử dụng xăng sinh học E5 trong lĩnh vực giao thông

Hiện nay nước ta khuyến khích sử dụng xăng sinh học trong hoạt động giao thông. Cả nước có sáu nhà máy sản xuất ethanol sinh học từ nguyên liệu sắn lát sản xuất trên 535 triệu lít ethanol để pha chế xăng sinh học E5, đủ khả năng cung cấp pha chế xăng E5 và E10 năm 2014 và các năm tiếp theo………...……….. Theo Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ tháng 12/2014 có bảy tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu đã được lựa chọn để sử dụng xăng E5 cho phương tiện cơ giới đường bộ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhận thức và sự ủng hộ của người dân về lợi ích cũng như việc dùng xăng pha 5% Ethanol chưa cao, trong khi xăng sinh học E5, E10 đã có đầy đủ cơ sở khoa học cũng như pháp lý đảm bảo cho việc sử dụng tại Việt Nam………..

Việc sử dụng xăng sinh học E5 mang lại hiệu quả đáng kể không những tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có mà còn giúp tiết kiệm lượng nhiên liệu hóa thạch ngày càng khan hiếm hiện nay.

4.5.5. Sử dụng năng lƣợng trong thƣơng mại và dân dụng ở Việt Nam

Khu vực điện dân dụng tiêu thụ 39% năng lượng quốc gia. Nhu cầu sử dụng điện ở nước ta chủ yếu là đèn chiếu sáng, ti vi, máy giặt, tủ lạnh, nồi cơm điện, máy điều hòa,… Nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng cao do mức sống tăng cao, người dân mua sắm các dụng cụ điện nhiều hơn. Để tiết kiệm lượng điện năng tiêu thụ, người tiêu dùng cần chú ý lựa chọn những mặt hàng tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh đó, kiến trúc xây nhà cần chú ý đến thông gió và chiếu sáng tự nhiên để tiết kiệm điện năng thay vì xây căn nhà kín để rồi phải tiêu hao điện năng cho máy điều hòa và đèn chiếu sáng.

Ngày 15/8/2014, tại Hà Nội, Vụ khoa học Công nghệ & Môi trường, Bộ Xây dựng đã phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức Hội thảo tham vấn xây dựng dự án: Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và nhà ở cao tầng tại Việt Nam.

Dự án EEBC sẽ được thực hiện hóa thông qua việc thựcc hiện 3 hợp phần, mỗi hợp phần đều có một số hoạt động mang tính chất bổ sung cho nhau, cụ thể: hợp phần 1, cải thiện và thực hiện Quy chuẩn xây dựng tiết kiệm năng lượng; hợp phần 2 là các sáng kiến hỗ trợ phát triển thị trường xây dựng; hợp phần 3 là các ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng trong xây dựng và các hoạt động nhân rộng.

Hình 4.5: Toàn cảnh hội thảo ngày 15/8/2014, tại Hà Nội.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng việc bổ sung thêm cấp độ, kiến thức về tiết kiệm năng lượng cho các cán bộ cấp cao trong dự án là rất cần thiết, ngoài ra cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành với nhau và cần thiết lập các công ty dịch vụ năng lượng, với những chuyên gia có năng lực và giàu kinh nghiệm, đẻ làm chỗ dựa tin cậy cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp.

4.5.6. Các nỗ lực của Việt Nam để thúc đẩy năng lƣợng hiệu quả

4.5.6.1 Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Chính phủ Việt Nam đã dành sự ưu tiên thích đáng cho việc giải quyết vấn đề năng lượng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của mình, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Từ năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trong đó Bộ công thương được giao làm đầu mối xây dựng và triển khai thực hiện chương trình. Thông qua chương trình này, Bộ công thương và các bộ ngành có liên quan

đã chủ trì thực hiện tổ chức xây dựng Khung chính sách để thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bao gồm:

- Xây dựng các văn bản pháp luật: Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Nghị định quy định chi tiết biện pháp thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; quy định xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Triển khai thực hiện các hoạt động, dự án của chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ra đời và có hiệu lực từ năm 2011 đã thể chế hoá đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển năng lượng quốc gia, đảm bảo an ninh năng lượng, khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước.

4.5.6.2. Kết quả đạt được của chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Trong giai đoạn 2012 – 2015, Chính sách thúc đẩy sử dụng trang thiết bị hiệu suất cao, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp thực hiện thông qua chương trình dán nhãn năng lượng. Đến hết tháng 6 năm 2014, Bộ Công Thương đã cấp chứng nhận dán nhãn năng lượng cho 6.215 chủng loại sản phẩm của 13 loại trang thiết bị phải dán nhãn theo Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó dán nhãn cho 473 chủng loại máy thu hình, 749 chủng loại thiết bị chiếu sáng, gần 1585 chủng loại quạt điện, 863 sản phẩm điều hoà không khí, 301 chủng loại sản phẩm máy giặt, 1.354 loại nồi cơm điện và 210 sản phẩm máy biến áp phân phối....

Chương trình nhãn năng lượng trên thị trường đã tạo ra sự minh bạch về hiệu suất năng lượng giữa các thương hiệu, nhãn năng lượng đã tạo sự cạnh tranh giữa các thương hiệu lớn, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp về đẳng cấp. Đây là dấu hiệu tốt khẳng định hiệu quả của chương trình dán nhãn năng lượng.

Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình sử dụng thí điểm các dạng năng lượng thay thế và mô hình hộ gia đình tiết kiệm năng lượng. Năm 2013, thông qua các tổng công ty điện lực thuộc EVN đã triển khai hỗ trợ lắp đặt được 3000 bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời quy mô hộ gia đình. Tính đến cuối năm 2013, trên toàn quốc đã có trên 600.000 bình nước nóng năng lượng mặt trời được lắp đặt và sử dụng, giúp giảm đáng kể việc tiêu thụ điện cho việc cung cấp nước nóng phục vụ sinh hoạt trong các hộ gia đình. Cũng trong năm 2013, Bộ công thương đã kết hợp với EVN triển khai hệ thống bình đun nước nóng mặt trời quy mô công nghiệp tại ba miền theo mô hình ESCO. Dự án triển khai đã tiết kiệm được hơn 2 GWh tương đương với hơn 5 tỷ đồng.

Phối hợp với Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Hội phụ nữ các tỉnh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của của người dân về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phổ biến sử dụng trang thiết bị

hiệu suất cao, ứng dụng hầm Biogas quy mô hộ gia đình đã triển khai tại 26 tỉnh, thành và hỗ trợ xây dựng hơn 3000 hầm Biogas quy mô gia đình.

Trong năm 2013, Tổng cục năng lượng đã tổ chức nghiên cứu, đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng của một số ngành công nghiệp; xây dựng định mức tiêu thụ năng lượng cho ngành hoá chất, thực phẩm và dệt may. Sau khi xây dựng xong định mức cho các ngành công nghiệp sẽ xây dựng lộ trình, kế hoạch hành động và dự thảo các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật về sử dụng tiết kiệm năng lượng theo từng ngành. Tháng 01 năm 2014, Tổng cục Năng lượng đã trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các ngành công nghiệp và quy định định mức tiêu thụ năng lượng trong ngành công nghiệp hóa chất.

Tính đến nay, mạng lưới gồm 12 trung tâm tiết kiệm năng lượng tại các tỉnh thành phố và gần 40 trung tâm khuyến công và các công ty, trung tâm tư vấn, chuyển giao công nghệ trên phạm vi toàn quốc đã được thành lập để triển khai các hoạt động của Chương trình. Mạng lưới các Tổ chức tư vấn, Trung tâm tiết kiệm năng lượng được hình thành trên phạm vi cả nước với nhiều dự án trình diễn trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng được triển khai thành công, đạt hiệu quả cao, góp phần giảm giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp như các dự án trong lĩnh vực chiếu sáng và khí sinh học.

Thực hiện áp dụng mô hình quản lý năng lượng, tiêu chuẩn hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001cho các cơ sở sử dụng năng lượng:

- Triển khai công tác đào tạo nhân sự về quản lý năng lượng, Tiêu chuẩn ISO 50001 cho các cơ sở sử dụng năng lượng. Đến hết năm 2013 đã đào tạo cho 55 doanh nghiệp, với hơn 100 cán bộ và 45 chuyên gia đã tham dự các khóa đào tạo về hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001. Đào tạo về tối ưu hóa hệ thống hơi trong công nghiệp đã thu hút được 52 doanh nghiệp với hơn 80 cán bộ và 28 chuyên gia về lò hơi tham dự.

- Triển khai các dự án hỗ trợ, cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp trọng điểm thành lập hệ thống quản lý năng lượng theo yêu cầu của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và áp dụng tiêu chuẩn Hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001. Hiện nay, Văn phòng TKNL, Tổng cục Năng lượng đã và đang cung cấp, hỗ trợ kỹ thuật cho hơn 20 doanh nghiệp triển khai hệ thống ISO 50001.

4.5.7. Các rào cản đối với việc thực thi hiệu quả năng lƣợng ở Việt Nam

4.5.7.1. Một số khó khăn, thách thức

Năng lượng một vấn đề mang tính toàn cầu, Năng lượng đã và đang đặt ra những thách thức lớn trong phát triển kinh tế quốc gia, đó là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày một cạn kiệt, dẫn đến giá cả các loại năng lượng sơ cấp tăng cao.

- Vấn đề an ninh năng lượng để đảm bảo tăng trưởng kinh tế cũng như khả năng tiếp cận năng lượng cho tất cả mọi người.

Triển khai Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trong bối cảnh khung pháp lý, thể chế, cơ chế chính sách về tài chính chưa hoàn thiện, thiếu những kinh nghiệm xây dựng các mô hình tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng lớn là một trong những trở ngại thực thi tiết kiệm năng lượng tại VN. Các vấn đề thường gặp trong triển khai Tiết kiệm năng lượng những năm qua được xác định như:

- Nhận thức của cộng đồng và doanh nghiệp còn hạn chế, chưa sẵn sàng tiếp cận với thông tin về công nghệ và các giải pháp tiết kiệm năng lượng.

- Doanh nghiệp không có vốn hoặc không tiếp cận được những khoản vay tín dụng ưu đãi cho các dự án tiết kiệm năng lượng. Mặt khác do các khó khăn về tài chính nên các doanh nghiệp dừng triển khai các dự án tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng như ngành thép và xi măng.

- Cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư thay thế dây truyền công nghệ lạc hậu bằng dây truyền công nghệ hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng còn gặp nhiều hạn chế. Hiện nay, Chương trình hỗ trợ 30% tổng số vốn đầu tư về dây truyền công nghệ, thiết bị hiệu suất cao cho các doanh nghiệp và không quá 5 tỷ đồng cho một doanh nghiệp không còn thu hút được các doanh nghiệp lớn đầu tư thay đổi dây truyền công nghệ vì mức hỗ trợ nêu trên là khá thấp so với tổng mức đầu tư của doanh nghiệp.

- Nhiều doanh nghiệp còn chưa thực sự thực hiện các yêu cầu của Luật, chưa xây dựng mô hình quản lý năng lượng cũng như xây dựng kế hoạch hàng năm và năm năm về tiêu thụ năng lượng tại doanh nghiệp, chưa báo cáo với cơ quan chức năng tại địa phương (Sở Công Thương) đầy đủ tình hình tiêu thụ năng lượng tại doanh nghiệp.

- Còn hạn chế trong việc quản lý các doanh nghiệp tại địa phương, còn thiếu sự kết hợp giữa các Sở quản lý tại địa phương và cón lúng túng trong việc thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện các quy định của Luật cũng là những khó khăn trong việc thực thi Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Các dự án của doanh nghiệp gặp khó khăn do điều kiện kinh tế đi xuống nên không triển khai được theo kế hoạch, vì vậy mà các dự án đầu tư còn chậm và chưa thực hiện được.

- Giá năng lượng trong năm 2013 đã tăng gần 10%, tuy nhiên so với khu vực giá năng lượng trong nước còn rất thấp, do vậy cũng ảnh hướng đến việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng.

- Nguồn lực triển khai và giám sát thực hiện Luật Tiết kiệm năng lượng và các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định liên quan từ trung ương đến địa phương mặc dù đã có chuyển biến, tuy nhiên cần phải được bổ sung và đào tạo nâng cao năng lực.

- Nhiều cơ quan, đơn vị thực hiện Chương trình chưa thật sự chủ động, tích cực triển khai các nội dung, nhiệm vụ được giao; Nguồn lực tài chính, lực lượng các chuyên gia kỹ

thuật tại nhiều địa phương còn hạn chế, do vậy, việc thực hiện kiểm toán năng lượng cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này để xác định các giải pháp tiết kiệm năng lượng, tư vấn xây dựng dự án, tìm nguồn tài chính cho các dự án tiết kiệm năng lượng còn yếu và thiếu.

4.5.7.2. Một số giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới

Trong những năm tới, Tổng cục Năng lượng sẽ tiếp tục tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Công Thương để đẩy mạnh việc triển khai chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thể hiện trên một số mặt sau đây:

1. Tiếp tục công tác giáo dục, tuyên truyền phổ biến thông tin vận động cộng đồng nâng cao nhận thức thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đưa chương trình tiết kiệm năng lượng thành hoạt động thường xuyên trong đời sống xã hội.

2. Đẩy mạnh việc triển khai xây dựng mô hình hộ gia đình TKNL, tăng cường sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời trong các hộ gia đình.

3. Đẩy mạnh triển khai chương trình dán nhãn năng lượng, bao gồm kiện toàn việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng của các thiết bị và tiêu chuẩn thử nghiệm để chứng nhận nhãn năng lượng cho các thiết bị

4. Tăng cường công tác hậu kiểm đối với các thiết bị dán nhãn năng lượng, nhằm thúc đẩy chương trình dán nhãn năng lượng bắt buộc, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm về dán nhãn năng lượng như: không thực hiện dán nhãn năng lượng đối với các

Một phần của tài liệu triển vọng kinh tế xã hội của năng lượng xanh (Trang 44)