Các khái niệm liên quan

Một phần của tài liệu triển vọng kinh tế xã hội của năng lượng xanh (Trang 36)

5. Các bước thực hiện

4.1.Các khái niệm liên quan

Năng lượng xanh là khái niệm không chỉ bao gồm các dạng năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường mà còn bao hàm ý nghĩ tiết kiệm năng lượng.

Tiết kiệm năng lượng là khái niệm bao hàm hai ý: bảo tồn năng lượng và nâng cao hiệu suất năng lượng.

Bảo tồn năng lượng là những hoạt động để giảm việc tiêu thụ năng lượng, nó liên quan đến việc sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm tiêu hao năng lượng nhưng vẫn đạt được mục đích đề ra. Bảo tồn năng lượng góp phần là tăng vốn tài chính, tăng giá trị môi trường, an ninh quốc gia, an ninh cá nhân và thuận lợi cho con người.

Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng liên quan đến việc áp dụng công nghệ hiện đại, các kĩ thuật mới để giảm hao phí trong các thiết bị năng lượng thông qua việc nâng cao hiệu suất thiết bị và sử dụng chúng một cách hiệu quả

Megawatt là một đơn vị công suất lý thuyết tính bằng watt, biểu diễn lượng năng lượng tiết kiệm được. Năng lượng tiết kiệm được là do bảo tồn năng lượng hoặc tăng hiệu suất năng lượng. Thuật ngữ này được Amory Lovins, giám đốc viện Rocky Moutain đưa ra năm 1989, mặc dù mới chỉ là đơn vị lý thuyết và chưa được đo lường nhưng khái niêm negawatt là động lực thúc đẩy việc bảo tồn và sử dụng năng lượng hiệu quả.

4.2. IEA VÀ TIẾT KIỆM NĂNG LƢỢNG TOÀN CẦU

Năm 2005, tại Hội nghị Thượng đỉnh Gleneales, các nhà lãnh đạo nhóm G8 đã yêu cầu Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cung cấp khuyến nghị về một tương lai năng lượng cạnh tranh, thông minh và sạch. Trên tinh thần đó, ban thư ký của IEA đã nghiên cứu và biên soạn tài liệu có tựa đề là 25 khuyến cáo chính sách về hiệu quả năng lượng (25 Energy efficiency Policy Recommendations) gồm 7 phần: các phần chung, tòa nhà, các thiết bị điện, chiếu sáng, giao thông, công nghiệp và năng lượng. Các khuyến cáo này bao trùm lên tất cả các lĩnh vực tiêu dùng năng lượng trên toàn cầu. Nếu các khuyến cáo này được thực thi thì công đồng sẽ ý thức được vai trò của tiết kiêm năng lượng, hiệu quả sử dụng năng lượng sẽ được nâng cao, giảm phát thải, nâng cao lợi ích và an toàn của con người. Đặc biệt, nếu khuyến cáo được tiến hành không chậm trễ thì lượng khí thải CO2 có thể giàm đi 8,2 tỉ tấn/năm vào năm 2030

Bên cạnh đó, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) kêu gọi các nước cần giảm đến mức thấp nhất tác động kinh tế, xã hội và môi trường của tình trạng thiếu điện bằng các chiến lược khẩn cấp tiết kiệm điện.Theo báo cáo năm 2011 của IEA về nhu cầu tiết kiệm điện khẩn cấp công bố ngày 6/7/2011 đã kêu gọi các nước cần giảm đến mức thấp nhất tác động kinh tế, xã hội và môi trường của tình trạng thiếu điện bằng các chiến lược khẩn cấp tiết kiệm điện trước nguy cơ khủng hoảng điện. Bởi việc thiếu điện kéo dài làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời tác động tiêu cực đến môi trường do người tiêu

dùng quay sang sử dụng máy phát điện diesel gây ô nhiễm không khí và thải nhiều khí CO2 vào khí quyển.

Hơn nữa, các thảm hoạ thiên nhiên như hạn hán, động đất, lũ lụt… ngày càng thường xuyên với cường độ lớn đã gây bất ổn các nguồn cung cấp điện hiện hành. Vì vậy, phát triển các chiến lược tiết kiệm điện khẩn cấp là nhằm đảm bảo an toàn nguồn cung sẽ là chiến lược hiệu quả để phòng ngừa các nguy cơ gián đoạn nguồn cung cấp điện cho nền kinh tế.

IEA đánh giá cao sáng kiến tiết kiệm điện ở Nam Phi và Nhật Bản và coi đó là những hình mẫu về tiết kiệm điện trong các tình trạng khẩn cấp. Nam Phi sử dụng hệ thống tin nhắn được đổi mới để chuyển các thông tin cho công chúng về hiện trạng thiếu điện và các biện pháp đặc biệt cần thực hiện trong bối cảnh thiếu nguồn cung cấp điện. Chiến dịch thông tin ở Nhật Bản sau thảm họa động đất và sóng thần bao gồm công bố các dự báo về cân bằng cung cầu điện trên các website, tại các ga tàu và trên truyền hình quốc gia, đồng thời tư vấn cho các nhà kinh doanh và cư dân cách thức bảo tồn năng lượng điện và chuyển sử dụng điện sang thời kỳ thiếu điện.

4.3. HIỆU QUẢ NĂNG LƢỢNG ÁP DỤNG CHO TÒA NHÀ

Tòa nhà là đối tượng có quy mô và cấu trúc lớn kèm theo nhiều hệ thống thiết bị điện, nước, an toàn. Do đó, cần hoàn thiện trên nhiều lĩnh vực. IEA có 5 khuyến cáo cho các lĩnh vực này bao gồm việc ban hành các tiêu chuẩn bắt buộc từ khi thiết kế đến khi thi công và vận hành toà nhà, sử dụng năng lượng hiệu quả, cải thiện hiệu quả năng lượng của các tòa nhà đã có, lắp đặt các thiết bị có hiệu quả năng lượng cao.

Năng lượng tiêu thụ trong các tòa nhà cao tầng cho đến nhà ở chiếm tỉ lệ rất lớn. Ở Hoa Kỳ, năng lượng tiêu thụ trong nhà chiếm 39% năng lượng quốc gia, từ đó có thể thấy tại sao IEA chọn tòa nhà là một trong bảy khu vực ưu tiên áp dụng các khuyến cáo quản lý hiệu quả năng lượng. Một căn nhà sử dụng năng lượng hiệu quả sẽ được cấp chứng nhận Hoàn thiện năng lượng của tòa nhà (Energy performance certifiation of buildings).

4.4. SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG HIỆU QUẢ

Sử dụng năng lượng hiệu quả là mục tiêu của những nỗ lực nhằm giảm năng lượng cần thiết cung cấp cho các sản phẩm và dịch vụ. Ví dụ, việc cách nhiệt một công trình cho phép công trình đó sử dụng ít năng lượng hơn để sưởi ấm và làm mát mà vẫn duy trì nhiệt độ thoải mái. Lắp đặt đèn huỳnh quang hoặc cửa sổlấy sáng tự nhiên góp phần làm giảm năng lượng cần thiết mà vẫn đạt được cùng một mức độ chiếu sáng so với sử dụng ánh sáng từ bóng đèn sợi đốt truyền thống. Đèn huỳnh quang tiết kiệm điệntiêu thụ ít hơn 2/3 năng lượng và có thể có tuổi thọ lâu hơn gấp 6 đến 10 lần so với đèn sợi đốt. Những cải tiến việc sử dụng năng lượng hiệu quả thường đạt được chủ yếu thông qua việc áp dụng công nghệ tiên tiến hoặc những quá trình sản xuất hiệu quả hơn.

Có nhiều lí do khác nhau để cải thiện hiệu quả năng lượng. Giảm sử dụng năng lượng góp phần làm giảm giá thành năng lượng và có thể tiết kiệm chi phí tài chính cho người tiêu thụ. Điều này đúng khi năng lượng tiết kiệm được có khả năng bù lại những

chi phí phát sinh khác trong quá trình lắp đặt công nghệ hiệu quả năng lượng. Giảm sử dụng năng lượng cũng được xem là một giải pháp chính cho vấn đề giảm thải khí nhà kính. TheoCơ quan Năng lượng Quốc tế, cải thiện hiệu quả năng lượng trong các tòa nhà, quy trình công nghiệp và giao thông vận tải có thể làm giảm khoảng 1/3 nhu cầu năng lượng thế giới vào năm 2050, đồng thời giúp kiểm soát việc thải khí nhà kính toàn cầu.

Hiệu quả năng lượng vànăng lượng tái tạo được cho là những trụ cột song sinh của chính sách năng lượng bền vững.Tại nhiều quốc gia, hiệu quả năng lượng cũng được đánh giá là mang lại lợi ích an ninh quốc gia vì có thể sử dụng để làm giảm mức nhập khẩu năng lượng từ nước ngoài và làm góp phần làm giảm tốc độ cạn kiệt các nguồn năng lượng trong nước.

4.4.1. Sử dụng năng lƣợng hiệu quả trong công nghiệp

IEA đưa ra 4 khuyến cáo về hiệu quả năng lượng trong công nghiệp: - Hoạt động quản lý năng lượng.

- Sử dụng thiết bị và hệ thống công nghiệp có hiệu suất cao. - Các dịch vụ hiệu quả năng lượng.

- Các chính sách hỗ trợ công nghiệp bổ sung.

IEA ưu tiên khi đưa ra khuyến cáo về hoạt động quản lí năng lượng (Energy management, EM). EM là tập hợp các quá trình tiến hành tại nhà máy nhằm động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện liên tục hệ thống trong việc sử dụng hiệu quả năng lượng. IEA ước tính EM có thể giúp thế giới tiết kiệm từ 7 đến 14 EJ/ năm, tương đương 5-9% năng lượng sơ cấp tiêu thụ trong công nghiệp và chiếm 32% năng lượng tiết kiệm được trong công nghiệp. Điều này nói lên vai trò quan trọng của hoạt động quản lí năng lượng trong công nghiệp.

4.4.2. Sử dụng năng lƣợng hiệu quả trong lĩnh vực năng lƣợng

Trong lĩnh vực năng lượng, các nhà máy nhiệt điện đóng vai trò trung tâm. Sản xuất điện năng trên thế giới tiêu thụ 32% nhiên liệu hóa thạch, tương ứng 132 EJ và chiếm 41% lượng khí thải CO2, tương ứng 10,9 GT. Do đó, việc nâng cao hiệu suất trong các nhà máy nhiệt điện trên thế giới là rất cần thiết, góp phần rất lớn trong việc giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ và giảm phát thải khí CO2.

Hiệu suất trung bình của các nhà máy điện là 34% đối với chạy bằng than, 40% đối với khí thiên nhiên và 37% đối với chạy dầu. Tính chung cho tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch con số này là 36%.

Giữa các quốc gia, hiệu suất này thay đổi nhiều. Các nước thuộc khối OEDC có hiệu quả năng lượng cao nhất. Một số nước khác hiệu suất thay đổi không đáng kể trong nhiều năm.

Tuy vậy, đã có sự giảm đáng kể nhiên liệu tiêu thụ, từ 21 – 29 EJ mỗi năm và giảm phát thải CO từ 1,8 – 2,5 GT CO /năm. Hiệu quả tiết kiệm lớn nhất là từ các nhà máy

chạy than từ 15 – 21 EJ, tương ứng giảm từ 1,4 – 2 GT CO2. Hơn một nữa năng lượng tiết kiệm là từ các nước thuộc khối OECD.

4.4.3. Sử dụng năng lƣợng hiệu quả trong giao thông

Giao thông là ngành tiêu thụ năng lượng khổng lồ, chiếm 19% năng lượng tiêu thụ toàn cầu năm 2007 và sẽ chiếm 97% phần gia tăng lượng của dầu sử dụng giữa các năm 2007 và 2030. Do đó, giảm lượng dầu là một trong những ưu tiên hàng đầu của tất cả các nước.

Năng lượng giao thông trên đường được tính theo công thức:

E = Hiệu suất nhiên liệu x quãng đường x số xe lưu thông trên đường.

IEA ước tính có thể cải thiện độ tiêu hao nhiên liệu của xe mới đến 50% vào năm 2030, tương đương 500 000 tấn dầu và khoảng 1 tỉ tấn CO2 mỗi năm. Để đạt được mục tiêu này cần có các chính sách phát triển công nghệ mạnh mẽ, giảm thấp tổn thất nhiên liệu do kích thước, trọng lượng và công suất xe.

Các khuyến cáo của IEA về giao thông để cải thiện hiệu quả năng lượng lien quan đến 4 chỉ tiêu:

-Cải tiến công nghệ dẫn đến tăng hiệu quả năng lượng cho xe.

-Thay đổi hành vi lái xe dẫn đến tiêu thụ nhiên liệu trên một km ít hơn. -Giảm khoảng cách di chuyển trên mỗi đầu xe

-Chọn phương thức giao thông phù hợp nhất. Trong đó hai mục tiêu đầu là quan trọng hơn cả.

4.5. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG Ở VIỆT NAM

4.5.1. Sự cần thiết của việc cải thiện hiệu quả sử dụng năng lƣợng

Mức tiêu thụ năng lượng từ thủy điện, than đá, khí thiên nhiên và dầu mỏ đã tăng gấp 8 lần so với mức rất thấp của năm 1980. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng nhanh chóng. Nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng cao. Ngành năng lượng thương mại đã tăng trung bình 12,1% mỗi năm trong giai đoạn 1998 đến 2007. Năng lượng tiêu thụ đã tăng từ 10,8 triệu tấn dầu năm 1998 lên đến 30,1 triệu tấn dầu năm 2007. Việc phát triển công nghiệp cũng là động lực chính cho sự tiêu thụ năng lượng ở Việt Nam. Năng lượng mà ngành công nghiệp tiêu thụ đã tăng từ 3,6 triệu tấn dầu năm 1998 lên đến 13,9 triệu tấn dầu năm 2007. Công nghiệp chiếm tỉ lệ lớn trong tiêu thụ năng lượng nên việc công nghiệp hóa đã làm gia tăng nhanh chóng cường độ năng lượng. Việc sử dụng năng lượng trong gia đình cũng tăng nhanh trong thời gian qua, trung bình tăng 10,7% mỗi năm. Điện năng chiếm 73% các dạng năng lượng hiện đại trong gia đình với tốc độ tăng 10,2% mỗi năm. Các phương tiện giao thông ngày càng phổ biến dẫn đến việc tiêu thụ nhiên liệu tăng rất nhanh từ 3,6 triệu tấn dầu năm 1998 lên đến 7,9 triệu tấn dầu năm 2007

Bảng 4.1: Tiêu thụ năng lượng tại Việt Nam năm 2007 (triệu tấn dầu tương đương) Ngành Than đá Sản phẩm xăng dầu Khí thiên nhiên Tổng nhiên liệu Điện Tổng Công nghiệp 4,9 2,2 0,5 7,6 6,3 13,9 Giao thông 0,0 7,8 0 7,8 0,1 7,9 Thương mại và dịch vụ 0,3 0,8 0 1,2 0,9 2,0 Dân dụng 1,0 0,7 0 1,7 4,6 6,6 Tổng cộng 0,2 11,5 0,5 18,3 11,8 30,1

Với xu hướng tăng trưởng như trên, có thể dự đoán nhu cầu năng lượng sẽ tăng gấp ba lần tính từ năm 2007 đến năm 2018. Nhu cầu năng lượng này sẽ đặt ra nhiều khó khăn cho Việt Nam trong thời gian tới.

Mặc dù Việt Nam xuất khẩu dầu mỏ và than đá nhưng do nhu cầu nhiên liệu trong nước tăng nhanh, việc nhập khẩu dầu và than đá sẽ xảy ra trong tương lai gần. Nước ta chỉ có một nhà máy lọc dầu cũng làm nguy cơ khủng hoảng tăng cao mỗi lần nhà máy ngừng sản xuất để bảo dưỡng hoặc khắc phục sự cố.

Từ tình hình tiêu thụ năng lượng của Việt Nam trong thời gian qua và xu hướng gia tăng lượng năng lượng tiêu thụ trong thời gian tới đặt ra nhu cầu hết sức cần thiết trong việc cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng ở Việt Nam.

4.5.2. Các ngành cần tập trung để thúc đẩy năng lƣợng hiệu quả tại Việt Nam

Việt Nam đang trong quá trình phát triển bền vững thị trường năng lượng . Đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong ngành năng lượng; tăng phần tham gia của khối tư nhân; phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới… Đây được xem là những giải pháp chủ yếu phát triển bền vững thị trường năng lượng Việt Nam. Thúc đẩy tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp tham gia thị trường năng lượng. Theo các chuyên gia kinh tế, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước ngành năng lượng có vai trò đặc biệt trong việc phát triển thị trường năng lượng ở Việt Nam. Trong đó, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ngành năng lượng được xem là giải pháp khuyến khích sự phát triển của thị trường này. Về vấn đề này, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam bày tỏ, tập trung tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ngành năng lượng để khối doanh nghiệp này hoạt động minh bạch và xóa bỏ độc quyền sẽ là một trong những động lực góp phần phát triển thị trường năng lượng Việt Nam.

Bên cạnh đó, các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng cần được tập trung để áp dụng các biện pháp năng lượng hiệu quả. Các ngành cần tập trung để sử dụng năng lượng hiệu quả đó là sử dụng nhiên liệu, điện trong công nghiệp, nhiên liệu trong giao thông và điện trong sinh hoạt. Bốn lĩnh vực này sử dụng đến 85% năng lượng quốc gia.

Hình 4.1: Năng lượng điện gió ở Bình Thuận góp phần ổn định an ninh năng lượng,

tăng thu ngân sách nhà nước.

Nước ta có tiềm năng khá lớn và đa dạng về năng lượng tái tạo và bước đầu đã khai thác có hiệu quả tiềm năng này. Hiện, Việt Nam đang ở giai đoạn đầu khai thác năng lượng gió, góp phần ổn định an ninh năng lượng, làm tăng nguồn thu ngân sách và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Tuy nhiên, quá trình triển khai các dự án điện gió cũng gặp không ít khó khăn, thách thức do đây là những dự án có quy mô và vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại nên các nhà thầu trong nước chưa có nhiều kinh nghiệm thực hiện.

4.5.3. Sử dụng nhiên liệu và điện trong công nghiệp ở Việt Nam

4.5.3.1. Giải pháp tiết kiệm nhiên liệu và điện trong công nghiệp

Một phần của tài liệu triển vọng kinh tế xã hội của năng lượng xanh (Trang 36)