- Tình hình giải ngân ODA còn chậm: tuy việc giải ngân được đánh giá là có nhiều tiến bộ trong năm 2010 nhưng tốc độ giải ngân vốn ODA tại Việt
3.2. Quan điểm và giải pháp:
3.2.1. Quan điểm về tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA của Nhật Bản:
- Chủ dự án là người trực tiếp quản lí vốn:
Các cơ quan hành chính nhà nước như bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các cấp chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư, không được làm chủ đầu tư các dự án từ nguồn vốn ODA mà phải giao cho đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng khai thác dự án lâu dài làm chủ đầu tư.
Việc thu hút ODA phải đi đôi với nâng cao hiệu quả sử dụng và đảm bảo khả năng trả nợ, phù hợp với năng lực tiếp nhận và sử dụng ODA, phải đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch và nhất quán với sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan.
- Thường xuyên theo dõi đánh giá dự án:
xét toàn diện và có hệ thống, khách quan về tính phù hợp và hiệu quả dự án. Có thể đưa ra những điều chỉnh cần thiết, rút ra bài học cho các dự án tiếp theo. Công tác đánh giá được tiến hành định kỳ và đột xuất.
3.2.2. Giải pháp thu hút và sử dụng vốn ODA của Nhật Bản:
Để đạt được kết quả tốt trong việc thu hút và sử dụng ODA; không ngừng phát huy những yếu tố tích cực, thuận lợi đồng thời khắc phục những hạn chế trong công tác này đòi hỏi các bộ, ban, ngành quản lý ODA không ngừng phấn đấu, tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn này trong thời gian tới.
Một là, hoàn thiện công tác kế hoạch hoá và xác định thứ tự ưu tiên
phân bổ nguồn vốn ODA. Hoàn thiện kế hoạch hóa vốn ODA là tạo điều kiện để liên tục hóa các bộ phận của kế hoạch đầu tư xây dựng: Kế hoạch chuẩn bị đầu tư, kế hoạch chuẩn bị thực hiện dự án và kế hoạch thực hiện dự án. Ngoài ra, phải xác định thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn vốn theo từng ngành và lĩnh vực cụ thể. Các ngành, các địa phương và các đơn vị sử dụng nguồn vốn ODA cần tính toán chính xác hiệu quả để tránh sử dụng lãng phí các nguồn vốn và xác định đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, chịu trách nhiệm chính trong quá trình sử dụng vốn và phải đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu.
Hai là, chuẩn bị vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA. Tất cả
các chương trình, dự án ODA khi chuẩn bị phê duyệt ở các cấp phải chỉ rõ nguồn vốn trong nước và phải được bố trí trong các kế hoạch ở các cấp tương ứng.
Ba là, các dự án phải tập trung phát huy nguồn lực hiện có của địa
phương. Các chương trình, dự án ODA phải nghiên cứu để phát huy được những lợi thế sẵn có và phải xuất phát từ thực tế của địa phương để tài trợ hiệu quả hơn, phải tạo điều kiện để người dân của địa phương có thể trực tiếp tham gia và quản lý chương trình, dự án
Bốn là, Xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá dự án. Điều này sẽ
góp phần khắc phục được những yếu kém trong quá trình thực hiện dự án và quản lý nguồn vốn ODA một cách có hiệu quả, đạt được những mục tiêu ưu
tiên của đất nước.
Năm là, phát huy tối đa năng lực của các nhà tài trợ. Để sử dụng nguồn
vốn ODA một cách có hiệu quả nhất, chúng ta cần kiên trì và kiên quyết loại bỏ các ràng buộc chính trị ra khỏi quan hệ của hỗ trợ phát triển chính thức. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến những lợi ích của các nhà tài trợ khi họ mở rộng quan hệ hỗ trợ cũng như đầu tư, thương mại với nước ta. Từ đó, mới có thể huy động một cách có hiệu quả nguồn vốn này phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Sáu là, hài hoà thủ tục giữa các nhà tài trợ. Hiện nay, các nhà tài trợ cũng như các quốc gia đối tác đều mong muốn có các quy chế và hệ thống đơn giản hoá để cùng nhau thực hiện, tiến tới các điểm chung về mẫu, nội dung và tính thường xuyên cho một báo cáo định kỳ ở mỗi chương trình, dự án phù hợp yêu cầu của tất cả các nhà tài trợ. Hơn nữa, những điểm chung là cần thiết để loại bỏ sự trùng lặp trong việc chuẩn bị tài liệu, đánh giá các tác động về môi trường và xã hội đối với các chương trình, dự án đồng tài trợ. Vì thế nhu cầu hài hoà thủ tục theo các quy chế và các hệ thống phù hợp với những tiêu chuẩn, nguyên tắc quốc tế là khách quan và cần thiết.
Bảy là, cần mở rộng thêm đối tượng của nguồn vốn ODA. Nguồn vốn
ODA hiện nay chủ yếu chỉ dành cho khu vực quốc doanh, những gì thuộc sở hữu nhà nước; còn khu vực tư nhân thì mới chỉ được tiếp cận nguồn vốn này với tư cách là nhà thầu (chủ yếu là xây dựng và mua sắm trang thiết bị) - một mắt xích nhỏ trong toàn bộ chuỗi xích của việc sử dụng nguồn vốn ODA. Thực tế đã cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp tư nhân đã sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp nhà nước, vì vậy trong thời gian tới cần chú ý hơn tới đối tượng này.
Cuối cùng là, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ. Thời
gian qua trong khuôn khổ các chương trình, dự án ODA, một đội ngũ khá đông đảo cán bộ đã được đào tạo và huấn luyện về công tác quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần có một chương trình huấn luyện rộng rãi để tạo ra những thay đổi về nhận
KẾT LUẬN
Chương 1 của đề án đã làm sáng tỏ những khái niệm cơ bản nhất về ODA cũng như những chính sách ODA của Nhật Bản dành cho một số quốc gia, để từ đó có cái nhìn rõ ràng hơn về đường lối của Nhật Bản trong chính sách cung cấp ODA, cũng như xu hướng cung cấp ODA của Nhật Bản.
Chương 2 là toàn bộ nghiên cứu về thực trạng cung cấp ODA của Nhật Bản cho Việt Nam. Nhật Bản ưu tiên tài trợ ODA cho Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển hệ thống giáo dục, y tế,v..v.. nguyên nhân Nhật Bản có xu hướng lựa chọn viện trợ cho các ngành đó, cũng như tác động và ảnh hưởng ODA Nhật Bản đem đến cho nền kinh tế Việt Nam. Qua những nghiên cứu trên ta thấy được một cách chi tiết phương thức cung cấp ODA của Nhật Bản và hiệu quả của nó, từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn về nguồn vốn quan trọng này.
Chương 3 là một vài dự báo về nguồn vốn ODA Nhật Bản trong một vài năm tới, cũng như giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng ODA của Việt Nam. Chương này có thể coi là bài học được rút ra từ thực tế hai chương trước đó, sau đó đưa ra những quan điểm về tình trạng thu hút và sử dụng ODA hiện nay của nước ta, cũng như làm thế nào để đẩy mạnh công tác này. Một số giải pháp được đưa ra trong đề án là những giải pháp về phương thức quản lí vĩ mô nền kinh tế sao cho nguồn vốn ODA được sử dụng có hiệu quả cao, chặt chẽ, tránh nạn tham nhũng, giải ngân chậm tiến độ, cũng như làm sao để hoàn trả nhanh chóng những khoản cho vay hoàn lại, tránh để phát sinh lãi lớn.
Nhìn lại thời gian qua, quan hệ kinh tế Nhật Bản - Việt Nam đã thực sự đi vào thế ổn định, phát triển và có nhiều triển vọng tốt đẹp, bao gồm cả thương mại đầu tư và viện trợ, mang trong nó nhiều đặc trưng mới, điều mà không phải thời kỳ nào cũng có được nếu không muốn nói là chưa bao giờ có. Với những chuyển biến gắn bó không những về măt kinh tế mà còn cả về ngoại giao và chính trị của hai nước.
Xu thế hoà nhập, hợp tác của khu vực và thế giới là điều kiện hết sức quan trọng để khởi động thúc đấy và củng cố quan hệ Việt - Nhật. Do vậy nguồn vốn ODA của Nhật Bản cho Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế này. Trong tương lai mức viện trợ chính thức của Nhật Bản cho Việt Nam sẽ còn tăng nhanh hơn nữa khi nền kinh tế của Nhật đi vào thế ổn định và phục hồi. Vê phía Việt Nam thực hiện đổi mới chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, khắc phục những yếu kém về môi trường đầu tư, về hạ tầng cơ sở, về môi trường pháp lý… tạo điều kiện cho dòng vốn quốc tế nói chung, của Nhật Bản nói riêng chảy vào thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên để xác định vị trí và củng cố quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong hoàn cảnh như hiện nay là điều họan toàn không dễ dàng. Do vạy hai nước cần có chiến lược cụ thể trong quan hệ và cần tăng cường chiều sâu bằng các cam kết, hiệp định song phương trên tất cả các lĩnh vực.
Bài viết đã cố gắng làm sáng tỏ vai trò của ODA của Nhật Bản vào quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Đồng thời nêu lên những thành tựu cũng như chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường thu hút và sử dụng vốn viện trợ của Nhật Bản hiệu quả hơn nữa trong tương lai.
Tài liệu tham khảo
1. "Báo cáo tổng kết hoạt động ODA 2002", Ngân Hàng Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản tại Việt Nam JBIC
2.Bài viết "Viện trợ Phát Triển Chính Thức (ODA) của Nhật Bản trên thế giới và tại Việt Nam". Tần Xuân Bảo. Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, Số năm 2005
3.Các tạp chí: Kinh Tế và Dự Báo, Tạp chí Nghiên Cứu Nhật Bản và Bắc Á, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, Tạp chí Phát Triển Kinh tế.
4. Dương Đức Ưng, bài viết "Đổi mới công tác kế hoạch hoá. Vận động và sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ Phát Triển Chính Thức ở Việt Nam". Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 10+11 năm 2000
5. Nguyễn Văn Hiến, bài viết "Nguồn vốn ODA Nhật Bản - Những thay đổi quan trọng gần đây về mục tiêu tài trợ", Tạp Chí Ngân hàng, số 9 năm 2002
6. Phạm Thị Thanh Bình, bài viết "Vai trò của Nhật Bản trong phát triển kinh tế ASEAN". Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Bắc Á, số 4 tháng 8 năm 2001
7. Phạm Thị Thanh Bình, bài viết "Viện trợ của Nhật Bản với Trung Quốc”. Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Bắc Á , số 5 tháng 10 năm 2001
8.JICA's activities in Viet nam - Tài liệu của Văn Phòng JICA tại Việt Nam
9. JICA in Vietnam - Tài liệu của Văn phòng JICA tại Việt Nam
10. Trần Quốc Tuấn và Phan Ngọc Minh, bài viết "Nguồn vốn ODA- Đặc điểm và các biện pháp hấp thụ vốn có hiệu quả.". Tạp chí Phát triển kinh tế, Số 65 năm 2005
11. tailieu.vn
12. Trang web của Bộ Ngoại Giao Nhật Bản www. m ofa.go.jp
13. Trang web của Cơ quan Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản www.jica.go.jp 14. Trang web của Ngân Hàng Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản www.jbic.go.jp
15.Trang web của Cơ quan Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản tại Indonesia www.jica.or.id
Phụ lục 1: Các dự án JBIC thực hiện về điện - khí
STT Tên dự án Số vốn
( triệu yên) 1 Dự án nhà máy nhiệt điện Phú Mĩ 61.932 2 Dự án nhà máy nhiệt điện Phả Lại 72.826 3 Dự án thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi 53.074 4 Dự án cải tạo hệ thống điện Đa Nhim 7 5 Dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn và hệ thống
truyền tải điện ĐBSCL
43.819
6 Dự án thủy điện Đại Ninh 33.172
7 Dự án đường dây truyền tải điện 500 KV Phú Mĩ – Hồ Chí Minh
13.127 8 Dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn tổ máy 2 27.547 9 Dự án mở rộng trạm thủy điện Thác Mơ 5.972
10 Tín dụng chuyên ngành điện 3.19
11 Dự án phát triển mạng lưới phân phối và truyền tải điện
10.906 12 Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 20.943
Phụ lục 2: Các dự án JBIC thực hiện về giao thông vận tải
STT Tên dự án Số vốn
(triệu yên) 1 Dự án cải tạo cầu trên quốc lộ số 1 3.87
2 Dự án nâng cấp quốc lộ số 10 17.742
3 Dự án nâng cấp quốc lộ số 18 11.863
4 Dự án xây dựng quốc lộ số 3 mới và mạng lưới đường khu vực đoạn Hà Nội – Thái Nguyên
12.469
5 Dự án đường hầm Hải Vân 18.859
6 Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc Nam ( đoạn TP Hồ Chí Minh – Dầu Giây)
16.643
7 Xây dựng tuyến đường sắt nội đo TP Hà Nội 4.683 8 Dự án xây dựng đường vành đai 3 TP Hà Nội 28.069
9 Dự án xây dựng cầu Nhật Tân 13.698
10 Dự án cải tạo cầu đường sắt Hà Nội – TP Hồ Chí Minh
8.222
11 Dự án xây dựng nhà ga hành khách quốc tế sân bay Tân Sơn
22.768
Phụ lục 3: Các dự án do JBIC thực hiện về thông tin liên lạc
STT Tên dự án Số vốn
( triệu yên) 1 Dự án hệ thống thông tin liên lạc vùng duyên
hải
1.997
2 Dự án hệ thống thông tin liên lạc miền Nam Việt Nam
1.866
3 Dự án mạng lưới thông tin liên lạc nông thôn miền Trung Việt Nam
11.332
4 Dự án trung tâm truyền hình Việt Nam 598
5 Dự án cáp quang biển Bắc Nam 19.497
6 Dự án phát triển internet ở cộng đồng nông thôn
3.602
Phụ lục 4: Các dự án do JBIC thực hiện về dịch vụ xã hội:
STT Tên dự án Số vốn
(triệu yên)
1 Dự án thoát nước cải thiện môi trường Hà Nội
6.406
2 Dự án cấp nước các tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tà
9.079
3 Dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Hà Nội
11.433
4 Dự án cải thiện môi trường nước TP Hồ Chí Minh
23.994
5 Dự án cải thiện môi trường nước phía Nam tỉnh Bình Dương
7.770
6 Dự án hỗ trợ và phát triển Đào tạo Đại học và sau đại học về công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)
5.422
Danh mục các từ ngữ viết tắt
STT
CHỮ
VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT
1 DAC
Development Assistance
Committee Ủy ban hỗ trợ phát triển
2 JBIC
Japan Bank for International Cooperation Ngân hàng hợp tác quốc tế NHật Bản 3 JICA Japan International Cooperation Agency
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản 4 ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức 5 OECD Organization for Economic Cooperation and Development Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế