điểm thứ hai là trợ giúp trong lĩnh vực phát triển nhân lực và chính sách để thúc đẩy phát triển nền kinh tế theo định hướng thị trường tại Việt Nam.
Một trong những điều kiện của khoản vay hỗ trợ cải cách kinh tế mà Nhật Bản đặt ra với Việt Nam là Chính phủ Việt Nam tiến hành chuyển đổi nền kinh tế thành nền kinh tế thị trường. Đánh giá củaViệt Nam cho thấy khoản vay này giúp thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân, cải cách các doanh nghiệp nhà nước và cải cách hệ thống thuế quan và thương mại của Việt Nam.
Việt Nam nhận thức rõ về các tác động của ODA Nhật Bản. Từ lâu, Việt Nam đã xác định việc phát triển nhân lực và xây dựng thể chế đóng vai trò chủ chốt trong việc phát triển đất nước. Các quan chức và chuyên gia Nhật Bản cũng hiểu biết rõ về vấn đề này và đã tổ chức các khoá học có hiệu quả phù hợp với yêu cầu của Chính Phủ Việt Nam.
c. Phát triển cơ sở hạ tầng
Trong lĩnh vực giao thông, các dự án sử dụng ODA của Nhật đã đóng góp đáng kể vào việc phát triển giao thông ở Việt Nam. Việc xây
dựng các mạng lưới đường, cầu và cảng trọng điểm thường được hỗ trợ thông qua vốn vay đồng Yên.
Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, Nhật Bản trợ giúp chủ yếu trong các lĩnh vực phát triển giao thông và xây dựng các nhà máy điện.
Trong lĩnh vực giao thông, các dự án sử dụng ODA của Nhật đã đóng góp đáng kể vào việc phát triển giao thông ở Việt Nam. Việc xây dựng các mạng lưới đường, cầu và cảng trọng điểm thường được hỗ trợ thông qua vốn vay đồng Yên. Các công trình cơ sở hạ tầng này kết nối các khu vực trung tâm chính của Việt Nam, đóng góp vào việc xây dựng một cơ sỏ vững chắc cho mạng lưới phân phối tại Việt Nam. Ví dụ, kể từ khi đường Quốc lộ 5 được nâng cấp, thời gian đi từ Hà Nội đến cảng Hải Phòng được rút ngắn từ 3 tiếng đồng hồ xuống còn 1,5 đến 2 tiếng. Hơn nữa, ODA Nhật cũng hỗ trợ phát triển mạng lưới giao thông phía Bắc xung quanh Hà Nội, đóng góp vào việc mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực này. Trong lĩnh vực điện lực, Nhật Bản cũng tài trợ vốn ODA để xây dựng các nhà máy điện và hệ thống cung cấp điện, đặc biệt tập trung vào các thiết bị có quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu về điện ngày càng tăng. Nguồn vốn ODA của Nhật cũng góp phần vào việc tăng năng lực sản xuất thêm 1,865 MW, chiếm 23% tổng công suất điện năng hiện nay của Việt Nam (8,038MW) hoặc khoảng 40% công suất điện được xây dựng mới trong 10 năm qua (1992-2001)
d. Y tế:
Nhật Bản cung cấp ODA dưới hình thức cơ sở hạ tầng bệnh viện,cung cấp trang thiết bị y tế, cử chuyên gia sang bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Chợ Rẫy. Các trang thiết bị cung cấp cho hai bệnh viện này được sử dụng rất có hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực chữa bệnh của hai bệnh viện.
e. Môi trường:
Nhật Bản chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên, cải thiện môi trường sống và chống ô nhiễm. Nhật Bản đã đầu tư cho các dự án cung cấp nước, thoát nước tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh. Các kế hoạch 5 năm của Việt Nam cũng xác định một trong những mục tiêu quan trọng là cải thiện môi trường sống, mục tiêu của ODA Nhật và của Việt Nam là nhất quán.
2.5. Thành công và hạn chế trong việc thực hiện dự án ODA tại Việt Nam:
2.5.1. Thành công trong việc thực hiện ODA ở Việt Nam
a. Đối với Nhật Bản: ODA mang lại cho Nhật Bản ưu thế về chính trị, kinh tế đối với nước tiếp nhận
- Theo hiệp ước San Francisco 1951, Nhật phải bồi thường chiến tranh cho một số nước châu Á. Nhật bồi thường chiến tranh cho Indonesia bằng các dịch vụ và sản phẩm trị giá tương đường 80,3 tỷ yên. Nhật Bản đã bồi thường bằng cách cung cấp ODA xây những khu khách sạn cao cấp, tòa căn hộ, khu mua sắm, nhà máy,v..v.. Nhờ đó Nhật cũng thu được lợi ích kinh tế từ những công trình xây dựng này
- Từ những năm 70, do các quốc gia ven biển bắt đầu được nhận vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, các công ty đánh bắt hải sản của Nhật bắt đầu bị hạn chế đánh bắt ở những ngư trường giàu có của nước cộng hòa Kiribati thuộc trung tây Thái Bình Dương. Họ đề xuất Viện trợ không hoàn lại trong lĩnh vực thủy sản cho Kiribati , tặng cho nước này chiếc tàu đánh cá và kho bảo quản hiện đại, và được khai thác hải sản của Kiribati với giá rẻ.
- Giữa những năm 70, ngành sản xuất nhôm của Nhật bắt đầu gặp khó khăn, chính phủ Nhật xây dựng dự án viện trợ ODA cho Indonesia trong lĩnh vực khai thác nguyên liệu sản xuất nhôm trên đảo Sumatra. Nhờ việc cung cấp ODA này mà Nhật được quyền khai thác nhôm tại Indonesia và thực hiện được chiến lược bảo vệ đối với nguyên liệu nhôm của mình
- Cùng với sự phục hưng kinh tế Nhật sau chiến tranh, “nền sản xuất số lượng lớn” và “xã hội tiêu thụ với số lượng lớn” sẽ không thể đứng vững nếu không có một quá trình “tiêu hủy rác thải số lượng lớn”. Vì thế, Nhật viện trợ cho Indonesia hệ thống xử lý rác thải hiện đại, qui mô lớn bằng việc cung cấp ODA. Nhờ đó, Nhật có thể đưa rác vào Indonexia để xử lý với chi phí thấp.
Người Nhật tiêu thụ giấy thứ 4 thế giới trung bình một người 245 kg/1 năm), ngành công nghiệp giấy của Nhật sản xuất 3000 vạn tấn giấy/ năm (số liệu năm 1996). Tuy vậy, từ những năm 80, khi chính sách bảo vệ môi trường được xiết chặt, các doanh nghiệp giấy Nhật bắt đầu tăng cường mua gỗ bạch đàn ở nước ngoài, đặc biệt là của Thái Lan.Vì thế Nhật Bản cung cấp dự án ODA cho Thái Lan để tư bản Nhật có thể khai thác tài nguyên gỗ Thái lan với giá rẻ.
JICA đề xuất một kế hoạch trồng rừng cho vùng đông bắc Thái. Chính phủ Thái đồng ý về mặt chủ trương và yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện. JICA liền đề xuất một kế hoạch trồng rừng mà tên gọi thì hết sức tốt đẹp, “Hợp tác quốc tế vì màu xanh”, nhưng người Thái chỉ nhận ra cái bẫy của nó sau khi dự án được triển khai 7 năm, khi mà không còn có thể tưởng tượng rằng vùng đông bắc Thái từng là “vương quốc của rừng” nữa.
Kế hoạch JICA đề xuất với Thái Lan gồm 3 việc:
- Viện trợ không hoàn lại 3 tỷ Yên xây dựng 4 trung tâm trồng cây giống, cây non quy mô lớn, xây dựng các cơ sở huấn luyện, cung cấp xe cộ và các phương tiện cần thiết khác.
- Gửi đến Thái Lan các chuyên gia lâm nghiệp của Nhật để huấn luyện sản xuất cây giống và chỉ đạo việc trồng rừng.
- Phái đến “Đoàn thanh niên Hợp tác Quốc tế” của Nhật Bản để “khai sáng” cho nông dân Thái ý thức về tầm quan trọng của rừng và việc trồng rừng (“Khai sáng” là từ họ dùng trong nguyên văn)
Từ 1992 đến 1995, một trăm triệu cây giống được phát miễn phí cho nông dân Thái Lan để họ tự trồng rừng, và trong đó, hầu hết là cây bạch đàn để sản xuất giấy. Khi cả một vùng đông bắc trồng bạch đàn, thì một mặt, giá bạch đàn ở đây rất rẻ.
b. Đối với Việt Nam:
- Thiết lập hạ tầng cơ sở: các dự án ODA Nhật Bản hầu hết là vào lĩnh vực giao thông vận tải, hạ tầng cơ sở, vì vậy nhờ ODA Nhật Bản mà Việt
Nam có nguồn vốn cho nhiều công trình xây dựng, thiết lập được hệ thống đường xá, cầu cống, v..v..
- Bảo vệ môi trường
- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ: Nhật Bản cung cấp ODA để Việt Nam thành lập các trung tâm, khóa học nâng cao trình độ kĩ thuật, trình độ quản lí kinh tế,v..v.. Nhờ đó, Việt Nam có thể tiếp cận nhanh hơn với công nghệ hiện đại, với các phương pháp quản lí tiên tiến trên thế giới
- Hỗ trợ phát triển y tế, giáo dục: nhờ có những chương trình hỗ trợ cộng đồng của Nhật Bản mà người dân được tiếp cận gần hơn với sự chăm sóc về y tế cũng như giáo dục
Có thể thấy đời sống nhân dân Việt Nam được cải thiện rất nhiều từ những hỗ trợ của Nhật Bản, cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng trở nên hiện đại, máy móc kĩ thuật tiên tiến, trên đà bắt kịp với thế giới
2.5.2. Hạn chế trong việc thực hiện ODA ở Việt Nam: