Sử dụng câu hỏi hướng dẫn học sinh xây dựng cốt truyện

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học kể chuyện ở lớp 5 (Trang 73 - 77)

6. Bố cục của luận văn

3.1.3.3. Sử dụng câu hỏi hướng dẫn học sinh xây dựng cốt truyện

Sử dụng câu hỏi hướng dẫn học sinh xác định rõ nội dung và ý nghĩa câu chuyện định kể

Muốn có truyện để kể lại, trước hết học sinh phải xác định được nội dung nhất định, phù hợp với yêu cầu của đề bài. Câu chuyện muốn hấp dẫn thì nó phải mang một ý nghĩa nào đó. Chính ý nghĩa là chất keo gắn kết các nhân vật, các tình tiết với nhau. Nếu thiếu ý nghĩa, mọi sự kiện, các tình tiết, nhân vật sẽ rời rạc, có khi chúng còn tách rời nhau, không tạo thành câu chuyện.

Sau đây là một số câu hỏi gợi ý có thể sử dụng: Em hoặc ai đã làm việc gì? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?

71

Tuần 3.

Em kể về việc gì em đã làm? (dọn vệ sinh nơi ở của mình) Hoặc em đã chứng kiến ai làm? Đó là việc gì? (một ông hay một bác nào đó đã vận động mọi người góp công, góp của để xây dựng đường sá, cầu cống...).

Việc làm trên có ý nghĩa gì? Góp phần làm cho đường phố thêm sạch đẹp. Hoặc tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, vận chuyển hàng hoá của bà con...làm cho bộ mặt quê hương thêm tươi đẹp...

Tuần 6. Em sẽ kể về việc làm nào? (ủng hộ nước bạn khắc phục thiên tai

bằng việc làm cụ thể là quyên góp tiền dành dụm). Việc làm đó có ý nghĩa như

thế nào? (góp phần xoa dịu nổi đau của các bạn)

Tuần 13.

Đề 1. Việc làm đó là việc làm gì? (trồng cây ở đường làng hoặc đường phố nơi em ở...). Nó có ý nghĩa như thế nào? (tạo vẻ đẹp, góp phần làm cho không khí trong lành....).

Đề 2. Chuyện kể về hành động gì? Của ai? (ngăn chặn việc phá rừng bừa bãi. Đó là hành động của một ông hay một bác nào đó). Ý nghĩa của việc làm đó? (bảo vệ tài nguyên rừng, góp phần bảo vệ môi trường).

Tuần 34.

Đề 1. Ý nghĩa của việc làm? (đem lại niềm vui cho các em, các em cảm thấy không bị bỏ rơi...).

Đề 2. Ý nghĩa của việc làm? (mang lại niềm vui cho các cụ già có hoàn cảnh neo đơn, các em cảm thấy vui vì đã làm một việc tốt cho đời....).

Sử dụng câu hỏi hướng dẫn học sinh xác định rõ nhân vật và tìm các chi tiết cho câu chuyện

Khi đã xác định nội dung và ý nghĩa của câu chuyện, chúng ta phải xây dựng nhân vật cho câu chuyện, có thể đặt tên và hình dung ra nhân vật đó như thế nào? (hình dáng, cử chỉ, lời nói, nét mặt...).

Để câu chuyện kể của mình được hấp dẫn, người kể cần tránh sử dụng những lời nhận xét chung chung mà phải biết dùng các chi tiết để biểu lộ ý nghĩa của câu chuyện. Ví dụ: khi muốn nói về tính tốt của một người, chúng ta phải chỉ ra cho mọi người thấy được những việc tốt mà anh ta đã làm (giúp đỡ những

72

người nghèo khó (giúp đỡ ai trong trường hợp nào), hòa nhã, thân thiện với mọi người (cụ thể như thế nào)...). Vì vậy càng tìm được chi tiết gắn với ý nghĩa câu chuyện, khi kể càng cuốn hút người nghe.

Xin giới thiệu một số câu hỏi gợi ý như sau:

Với việc tham gia: Ngoài em ra còn có những ai tham gia? Mỗi người làm từng việc làm cụ thể gì?

Với việc được chứng kiến: ngoài nhân vật chính còn có những ai cùng tham gia? Mỗi người có những việc làm, thái độ, lời nói như thế nào? Ý kiến và thái độ của mọi người ra sao?

Ví dụ:

Tuần 3. Nhân vật: Ngoài em (người thực hiện công việc em chứng kiến),

còn có bạn bè hoặc những người xung quanh. Các chi tiết: Chẳng hạn với việc dọn vệ sinh thì mỗi người một việc: người quét, người hốt rác, người làm cỏ, khai thông cống rảnh ...

Tuần 6. Ngoài em ra còn có ai cùng tham gia vào công việc? (cha, mẹ,

anh, chị, bạn bè...), (em, mẹ em và thầy Tổng phụ trách). Công việc của từng nhân vật? (em đập ống heo, các thành viên khác cũng góp ít tiền tiết kiệm quà sáng, thầy Tổng phụ trách phát động). Đầu tiên em làm những việc gì? (trình bày ý nghĩ của mình với mẹ ). Những công việc tiếp theo là gì? (mang ống heo ra đập (suy nghĩ, đắn đo, đi đến quyết định...)).

Tuần 13.

Đề 1. Với công việc là trồng cây chẳng hạn: Ai là nhân vật chính? Ngoài ra còn có ai cùng tham gia?

Các chi tiết: Nhân vật chính phát động, qui định thời gian, chọn địa điểm, tập hợp các bạn, ....

Hoạt động của từng người : chọn vị trí, đào hố, đặt cây, vun gốc, rào chắn, tưới nước,...

Không khí trong lúc làm việc?

Đề 2. Với việc ngăn chặn hành vi khai thác gỗ bừa bãi.

Ngoài nhân vật chính, còn có những ai? (bọn lâm tặc, bà con xung quanh và công an...).

73

Từng người có hành động và lời nói ra sao?

Tuần 34.

Đề 1. Ngoài ông bà của em còn có cha mẹ hay các ông bà nào khác? Từng người có những lời nói, hành động cụ thể rao sao? (bảo ban, căn dặn, giúp đỡ ...). Đề 2. Ngoài em và các bạn còn có giáo viên Tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm.... Giáo viên Tổng phụ trách phát động, giáo viên chủ nhiệm lập kế hoạch các em thực hiện (phân công nhau mỗi nhóm chăm sóc một gia đình, mỗi bạn làm một công việc...).

Sử dụng câu hỏi hướng dẫn học sinh sắp xếp lại các tình tiết, sự kiện và tìm lời văn cho thích hợp

Câu chuyện muốn cho hay các tình tiết phải được sắp xếp cho hợp lí.

Có cốt truyện, có nhân vật, có các chi tiết đã được sắp xếp thành dàn ý cũng chưa thành truyện. Công việc cuối cùng là phải tìm lời văn thích hợp để kể.

Một số câu hỏi gợi ý chung cho phần này có thể là: Công việc diễn ra như thế nào? Việc nào trước, việc nào sau? Các việc ấy có liên quan với nhau ra sao?

Ví dụ:

Tuần 3. Với việc em tham gia: các hoạt động có thể được sắp xếp theo

diễn biến như sau: Mọi người tập họp lại, phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ – mọi người bắt tay vào phần việc của mình – tổng kết công việc.

Với việc em được chứng kiến: tập họp, phổ biến mục đích – người vận động trình bày ý kiến của mình – từng người trong cuộc họp trình bày ý kiến và nguyện vọng của mình – tổng hợp và thống nhất ý kiến.

Tuần 6: Trước hết là thầy Tổng phụ trách phát động. Sau đó em về trình

bày ý kiến của em với mẹ. Mẹ đồng ý. Em đập ống heo, mọi người cũng góp phần... Mối liên quan giữa các sụ việc: Thầy phát động - suy nghĩ - trình bày với mẹ - mẹ đồng ý và giúp đỡ - kết quả tốt đẹp....

Tuần 13.

Đề 1. Đầu tiên là phát động – tập hợp – đi đến địa điểm đã chọn – bắt đầu công việc – tổng kết công việc.

74

Đề 2. Sự việc có thể diễn biến như sau: bọn lâm tặc vào rừng, chặt cây – một ông hay bác nào đấy phát hiện, ngăn chặn – tri hô – bà con xung quanh kéo đến – công an tới – kết quả.

Tuần 34.

Đề 1. Tình huống xảy ra câu chuyện – trẻ em mắc lỗi gì – các ông bà cụ đã làm những việc cụ thể nào – kết quả.

Đề 2. Giáo viên Tổng phụ trách phát động – giáo viên chủ nhiệm lập kế hoạch – phân công – tiến hành công việc – kết quả công việc.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học kể chuyện ở lớp 5 (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)