Hoạ sĩ tiêu biểu thế kỷ XX thông tin về Mỹ thuật.

Một phần của tài liệu Một vài suy nghĩ về sử dụng giáo cụ trực quan trong dạy học môn Mỹ thuật ở trường THCS Hoằng Trung – Hoằng Hóa (Trang 37 - 38)

: thông tin về Mỹ thuật.

* Như vậy khi thiết kế đồ dùng dạy học cho các phân môn chúng ta cần chú ý đến nội dung, trực quan phải khoa học, dễ sử dụng và tạo được hứng thú cho học sinh. Sau đây là một số bài học có sử dụng trực quan phong phú(

xem phần phụ lục )

Những trực quan này đã được sử dụng trong dạy học tại trường THCS Hoằng Trung. Kết quả là học sinh rất thích thú, phát biểu bài sôi nổi và chất lượng học tập của các em đã có chuyển biến rõ rệt ( một số bài vẽ của học sinh ở phụ lục 2 ).

Xem hình 4

Tiểu kết chương 3:

Chuẩn bị tốt đồ dùng rất cần thiết nhưng chưa đủ. Sử dụng đồ dùng đúng lúc, đúng chỗ mới là điều kiện để đồ dùng phát huy hiệu quả. Thông thường đồ dùng tôi thường cho các em quan sát ở hai phần đó là hướng dẫn quan sát và nhận xét, hướng dẫn cách vẽ. Khi học sinh đã thực hành tôi cất đi để các em không sao chép. Thời gian treo đồ dùng cũng tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Nếu như là các tiết đầu tôi thường đưa ra các câu hỏi vấn đáp trước sau đó mới treo tranh. Thông qua các câu trả lời và quan sát thấy các em đã hình thành được nội dung bài và cách thể hiện riêng của mình. Tuy nhiên các tiết học cuối buổi học sinh uể oải mệt mỏi thiếu tập trung thì ngay từ đầu

tôi đã treo đồ dùng để gây sự chú ý của học sinh hướng học sinh vào sự tò mò, dẫn dắt học sinh vào khám phá nội dung bài học.

Khi treo tranh phải để học sinh nhận xét, nhìn nhận ra vấn đề thông qua các câu hỏi của giáo viên, tránh tình trạng treo tranh ra mà không phân tích giảng giải hay vừa treo lại cất đi ngay.

Để tạo sự lôi cuốn học sinh tham gia vào giờ học đôi khi người giáo viên phải biết kết hợp minh họa nhanh trên bảng kết hợp với đồ dùng làm sẵn tạo chiều sâu của tiết học có chất lựợng.

Tuỳ theo đối tượng học sinh mà phần củng cố có thể treo để học sinh củng cố lại hoặc có thể lấy luôn bài vẽ đẹp và chưa đẹp của học sinh để học sinh củng cố nhận xét và hoàn thiện bài ở nhà .

Giáo viên phải biết khai thác triệt để tính năng của đồ dùng thì giờ học mới sôi nổi hấp dẫn. Muốn như vậy giáo viên phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi kèm theo để khai thác hết kiến thức. Tức là giáo viên phải kết hợp cùng lúc 3 phương pháp: trực quan - quan sát nhận xét - hỏi đáp học sinh tiến tới sự liên tưởng, hình thành khả năng nhớ lại các hình ảnh đã được quan sát, nhìn nhận, phát huy óc sáng tạo khi vẽ bài .

Một phần của tài liệu Một vài suy nghĩ về sử dụng giáo cụ trực quan trong dạy học môn Mỹ thuật ở trường THCS Hoằng Trung – Hoằng Hóa (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w