hơn về các góc nhìn khác nhau, khung hình mỗi góc khác nhau, vị trí mỗi góc khác nhau …chúng ta có thể sử dụng trực quan để chỉ rõ hơn ( như ở phụ lục 1 ).
- Đối với tiết học vẽ đậm nhạt giáo viên có thể sử dụng đèn học cá nhân để chiếu sáng vào mẫu. Như vậy học sinh sẽ thấy rõ đậm nhạt trên vật mẫu. Trong khi hướng dẫn học sinh cách vẽ nên dùng giấy vẽ treo lên bảng và lên bóng sẽ có hiệu quả hơn như cách giáo viên thường hay minh hoạ bảng ( độ đậm là độ trắng của phấn ).
- Bên cạnh giáo viên cần sử dụng một số trực quan là bài vẽ các em học sinh năm trước để học sinh nhận xét ra những điểm chưa đúng và rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình.
3.2.2. Phân môn “ Vẽ trang trí ”:
Ví dụ: Tiết 4 – Bài 4 Vẽ trang trí: Tạo dáng và trang trí túi xách
Giáo viên chuẩn bị ba loại đồ dùng:
- Tranh vẽ của giáo viên và học sinh về các loại túi xách phong phú về kiểu dáng, màu sắc, họa tiết trang trí.
- Ảnh chụp về các loại túi xách
- Một số chiếc túi xách thật ( lưu ý giáo viên chuẩn bị những chiếc túi có nhiều kích thước, màu sắc, chất liệu, họa tiết trang trí... khác nhau) để học sinh được tận mắt nhìn và sờ vào chiếc túi.
Xem Hình 2
Tranh vẽ: tôi chọn 1 số tranh vẽ của học sinh vẽ theo cách nghĩ cách cảm nhận và sự quan sát được của các em.
Trong các bài vẽ mẫu cho học sinh tham khảo tôi cũng đưa ra một số bài vẽ chưa đẹp để học sinh rút kinh nghiệm về cách sắp xếp bố cục, cách tạo dáng và trang trí khi vẽ :
+ Bài vẽ 1: cái túi xách nhỏ ở giữa tờ giấy. + Bài vẽ 2: cái túi xách to chiếm hết tờ giấy.
+ Bài vẽ 3: cái túi xách vừa không quá to hay quá nhỏ đặt ở chính giữa tờ giấy.
Qua quan sát tranh học sinh gợi mở được nhiều điều trong khi vẽ phải chú ý : bố cục (cách sắp xếp). Ngoài đồ dùng gợi về kiểu dáng và họa tiết tranh trí cho học sinh thì giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng về bố cục, màu sắc và cách tô màu .
Giáo viên đưa ra những câu hỏi:
? Theo em túi xách thường có dạng hình gì ? ? Dáng như thế nào ?
? Túi xách thường làm bằng những chất liệu gì ? ? Màu sắc túi xách như thế nào ?
? Những họa tiết nào được đưa vào trang trí túi xách ? ? Túi xách có vai trò gì ?
Sau khi đưa ra những câu hỏi giáo viên lần lượt giới thiệu những bức tranh ảnh về các loại túi xách.
Giới thiệu tranh, ảnh xong giáo viên đưa ra những chiếc túi thật và giới thiệu cho học sinh có thể gọi học sinh lên để tận tay sờ và cảm nhận.
Sau phần hướng dẫn cách tạo dáng và trang trí giáo viên giới thiệu những bài vẽ của học sinh khóa trước.
3.2.3. Phân môn “ Vẽ tranh ”:
- Đối với phân môn này giáo viên nên lồng ghép nội dung và không khí tiết học sao cho thích hợp với nội dung đề tài của bài . Đặt biệt là trong phần vào bài cần sử dụng những đồ dùng hấp dẫn thu hut học sinh.
Ví dụ: Bài “ Mẹ của em ”, giáo viên nên cho học sinh xem hình vẽ thật đẹp về mẹ và cho cả lớp cùng hát một bài hát về mẹ…Bài “ Minh hoạ truyện cổ tích ”, để tạo ra không khí của những câu truyện cổ tích trong toàn bộ bài dạy chúng ta có thể mở bài bằng cách: cho một vài em học sinh đóng vai các nhân vật cổ tích và giáo viên gợi ý, dẫn nhập vào bài…Trong toàn bộ bài này
giáo viên có thể sử dụng những câu nói mang tính cổ tích, những vật dụng trong truyện cổ tích. Ví dụ chúng ta có thể để tất cả những đồ dùng dạy học hay trực quan chúng ta trong một “ chiếc rương thần ”…
- Với phân môn này chúng ta cũng có thể sử dụng trực quan “ Ti vi màng hình phẳng ” như trên.
- Nên lựa chọn trực quan điển hình, sát nội dung, thể hiện rõ nội dung. Trực quan bài vẽ học sinh nên lựa chọn cả bài đẹp và bài chưa đẹp.
- Ở phân môn này giáo viên cũng có thể sử dụng các đồ dùng phục vụ cho trò chơi để học sinh thấy nội dung đề tài phong phú hơn…Ví dụ như: trong bài “ Trò chơi dân gian ” giáo viên có thể chuẩn bị thêm bảng, bút xạ cho học sinh kể tên những trò chơi dân gian và trò chơi hiện đại mà các em biết.
Xem Hình 3
3.2.4. Phân môn “ Thường thức mỹ thuật ”:
- Đây là phân môn lý thuyết không thực hành, giáo viên cần chuẩn bị các dụng cụ đầy đủ đặc biệt là tranh ảnh. Cần sưu tầm thêm tranh ảnh thông qua sách báo.
- Trong quá trình dạy giáo viên có thể yêu cầu học sinh phân tích những tranh ảnh sưu tầm được hoặc tổ chức các trò chơi bằng những dụng cụ trực quan hấp dẫn tự sáng chế như chơi giải đáp ô chữ…
- Đối với phân môn này giáo viên có thể sử dụng công nghệ thông tin để dạy học rất thuận lợi. Các tranh ảnh có thể truy cập mạng internet để chuẩn bị cho bài giảng Ví dụ : google.com.vn tranhdongho.com dinhkhacthinh.com mythuat.info : tìm kiếm. : tranh Đông Hồ.