QUAN HỆ PHÁP LUẬT:

Một phần của tài liệu Bài Giảng Pháp Luật đại cương Đh không chuyên (Trang 38 - 41)

Là quan hệ giữa người với người, những bên có quyền và nghĩa vụ pháp lý qua lại và được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước.

2.1. Các thành phần của QHPL:a. Chủ thể của QHPL: a. Chủ thể của QHPL:

-Chủ thể là công dân:

+ Năng lực pháp luật: là khả năng của người công dân được hưởng quyền và làm nghĩa vụ do pháp luật quy định để họ có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật cụ thể. (mang tính bị động). Vd quyền bầu cử, kết hôn…

+ Năng lực hành vi: là khả năng của 1 người bằng hành vi của chính mình tự tạo ra cho mình quyền và nghĩa vụ hoặc tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý. (chủ động)

- Chủ thể là Nhà nước: Là chủ thể của các QHPL trong Luật Hiến pháp, hình sự…

- Chủ thể là pháp nhân:

+ Được thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận 1 cách hợp pháp.

+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

+ Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.

+ Nhân danh mình tham gia các QHPL 1 cách độc lập

b. Nội dung của QHPL:

Là tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể tương ứng của các chủ thể.

c. Khách thể của QHPL:

Là những gì các bên chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào QHPL.

2.2. Những điều kiện làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ QHPL: QHPL:

Phải có 2 điều kiện:

-Phải có QHPL điều chỉnh;

-Phải có sự kiện pháp lý phát sinh: Là sự kiện xảy ra trong đời sống phù hợp với điều kiện đã dự kiến trong pháp luật và do đó làm phát sinh quan hệ giữa những chủ thể nhất định. Có 2 loại sự kiện pháp lý: + Sự kiện pháp lý phi ý chí (sự biến): Phát sinh không phụ thuộc vào ý chí con người nhưng lại làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa những chủ thể nhất định

+ Sự kiện pháp lý có ý chí (hành vi): Phát sinh phụ thuộc vào ý chí của con người.

BÀI 6: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

Một phần của tài liệu Bài Giảng Pháp Luật đại cương Đh không chuyên (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(81 trang)