Từ kết quả theo dõi về số lượng, xác định được tốc độ sinh trưởng qua bảng 4.6:
Bảng 4.6: Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) Giai đoạn
(ngày tuổi)
Lô TN1 Lô TN2 Lô ĐC
Sơ sinh – 7 63,21 60,65 62,86
7 – 21 70,83 76,19 72,07
Qua bảng trên chúng ta thấy sinh trưởng tương đối là khá chênh lệch ở
các lô thí nghiệm qua các giai đoạn, tuy nhiên trong cùng một giai đoạn thì sự
chệch lệch nhau lại không lớn. Giai đoạn từ sơ sinh đến 7 ngày tuổi thì ta thấy sinh trưởng tương đối ở các lô thí nghiệm đều đạt mức cao, cụ thể là ở lô thí nghiệm 1 đạt 63,21%, lô thí nghiệm 2 đạt 60,65% và lô thí nghiệm đối chứng
đạt 62,86%. Ở giai đoạn từ 7 ngày đến 21 ngày tuổi, rất rõ ràng ta thấy sinh trưởng tương đối đã tăng lên so với giai đoạn trước đó là giai đoạn sơ sinh
đến 7 ngày tuổi. Điều này là hoàn toàn phù hợp vì giai đoạn này khẩu phần của lợn con ngoài nguồn sữa mẹ thì đã được bổ sung nguồn cám tập ăn và lợn
ở giai đoạn này đã bước đầu ổn định về mặt thích nghi với môi trường. Trong giai đoạn này thì lô thí nghiệm 2 đã đạt được sinh trưởng tương đối cao 76,19%, lô thí nghiệm đạt 70,83%, lô thí nghiệm đối chứng đạt 72,07%.
Nhìn chung lại là sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm đạt được khá cao. Nguyên nhân do: Thứ nhất là yếu tố giống, vì lợn thí nghiệm là tổ
hợp lợn lai ba máu giống Duroc × (Landrace × Yorkshire), có khả năng sinh trưởng tốt, nái tốt sữa. Thứ hai là yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng, lợn ở các lô thí nghiệm đều được chăm sóc trong điều kiện đầy đủ theo quy trình, vệ sinh sạch sẽ, dinh dưỡng đầy đủ. Thứ ba là yếu tố ngoại cảnh, thời gian tiến hành thí nghiệm là từ tháng 7 đến hết tháng 11, trong thời gian này thời tiết khí hậu là tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng của lợn. Mặc dù vậy, yếu tố này tác
động không đáng kể vì lợn được nuôi trong chuồng kín đã hạn chế được phần nhiều tác động của môi trường.